Được triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành án hình sự nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không đến thì xử lý ra sao?
- Kinh phí bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại do ngân sách nhà nước chi trả đúng không?
- Được triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành án hình sự nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không đến thì xử lý ra sao?
- Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm công bố quyết định thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn nào?
Kinh phí bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại do ngân sách nhà nước chi trả đúng không?
Quy định kinh phí bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại tại Điều 4 Nghị định 55/2020/NĐ-CP như sau:
Kinh phí bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại
1. Kinh phí bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại do ngân sách nhà nước chi trả.
2. Kinh phí thực hiện thi hành án đối với pháp nhân thương mại của cơ quan thi hành án hình sự được dự toán trong nguồn kinh phí phục vụ công tác thi hành án hình sự hằng năm.
3. Kinh phí thực hiện các hoạt động thi hành án đối với pháp nhân thương mại của các cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại được dự toán, quyết toán vào kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan đó.
Theo quy định trên, kinh phí bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại do ngân sách nhà nước chi trả.
Thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại (Hình từ Internet)
Được triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành án hình sự nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không đến thì xử lý ra sao?
Việc xử lý trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được gửi giấy triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành án nhưng không đến được quy định tại Điều 7 Nghị định 55/2020/NĐ-CP như sau:
Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thông báo, yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi giấy triệu tập đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thực hiện việc thông báo và yêu cầu thi hành án. Nội dung giấy triệu tập phải nêu rõ họ tên, chức vụ người được triệu tập; mục đích, nội dung làm việc; thời gian, địa điểm phải có mặt.
Cơ quan thi hành án hình sự gửi thông báo về việc triệu tập và làm việc với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại cho Viện kiểm sát cùng cấp biết và phân công Kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát (nếu cần thiết).
2. Thành phần làm việc với người được triệu tập gồm có: Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự được ủy quyền chủ trì; cán bộ trực tiếp thụ lý việc thi hành án và một số cán bộ thuộc cơ quan thi hành án hình sự; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại; đại diện Viện kiểm sát (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan thi hành án hình sự có thể mời thêm cán bộ của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại tham dự buổi làm việc. Kết thúc buổi làm việc phải lập biên bản có chữ ký của người chủ trì, người được triệu, tập, cán bộ thụ lý việc thi hành án, đại diện Viện kiểm sát (nếu tham dự buổi làm việc).
3. Trường hợp người được triệu tập không thể có mặt theo yêu cầu triệu tập vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải báo cáo bằng văn bản và được cơ quan thi hành án hình sự chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án hình sự lùi buổi làm việc sang thời điểm khác nhưng không được quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
Trường hợp người được triệu tập cố tình không có mặt theo đúng thời hạn triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự lập biên bản vắng mặt và vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án.
Theo quy định trên, việc xử lý trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được gửi giấy triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành án nhưng không đến được thực hiện như sau:
(1) Trường hợp người được triệu tập không thể có mặt theo yêu cầu triệu tập vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải báo cáo bằng văn bản và được cơ quan thi hành án hình sự chấp thuận bằng văn bản.
Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án hình sự lùi buổi làm việc sang thời điểm khác nhưng không được quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
(2) Trường hợp người được triệu tập cố tình không có mặt theo đúng thời hạn triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự lập biên bản vắng mặt và vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án.
Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm công bố quyết định thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn nào?
Thời hạn để cơ quan thi hành án hình sự công bố quyết định thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 55/2020/NĐ-CP như sau:
Công bố quyết định thi hành án, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp
1. Công bố quyết định thi hành án
a) Đối với cơ quan thi hành án hình sự:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự đăng tải quyết định trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chưa có trang thông tin điện tử riêng thì đăng tải trên trang thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh. Trường hợp chưa có trang thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh thì đăng tải trên trang thông tin của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu không có trang thông tin điện tử riêng thì đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
...
Như vậy, cơ quan thi hành án hình sự công bố quyết định thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.