Được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn không? Phương thức khai thác?

Được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn không? Nếu có thì chủ rừng phòng hộ đầu nguồn được hưởng lợi gì từ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng? - câu hỏi của anh T. (Ninh Bình).

Được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn không? Phương thức khai thác?

Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng được căn cứ theo Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;
c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.
2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
3. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.
4. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

Căn cứ trên quy định việc khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Đối tượng: Cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.

- Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;

- Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.

rừng phòng hộ đầu nguồn

Được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn không? Phương thức khai thác? (Hình từ Internet)

Chủ rừng phòng hộ đầu nguồn được hưởng lợi gì từ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì chủ rừng phòng hộ đầu nguồn được hưởng lợi sau đây từ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng, gồm:

- Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;

- Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;

- Lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ do người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước, được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được.

Ngoài chủ rừng phòng hộ đầu nguồn thì Ban quản lý rừng phòng hộ được hưởng giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản; thực hiện chi trả cho người nhận khoán; chia sẻ lợi ích cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước.

Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ ổn định được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.

Rừng phòng hộ đầu nguồn là gì?

Rừng phòng hộ đầu nguồn được giải thích theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;

- Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;

- Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,065 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào