Dung dịch thuốc thử dùng trong phương pháp chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm có cần phải điều chế hay không?
Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm là loại bệnh như thế nào? Bệnh do tác nhân nào gây nên?
Theo Mục 2 TCVN 8710-9:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 9: Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm quy đinh về tác nhân gây bệnh ở tôm như sau:
"2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn ở tôm (Necrotising hepatopancreatitis)
NHP
Bệnh truyền hiễm do vi khuẩn a-subclass - proteobacterium. Vi khuẩn có kích thước tương đối nhỏ, đa hình, gram âm, chỉ gây bệnh trong nội bào. Vi khuẩn gây bệnh NHP có hai hình dạng khác nhau về hình thái: một dạng là que nhỏ đa hình và không có tiên mao, dạng còn lại là que dài xoắn có 8 tiên mao trên đỉnh của vi khuẩn và một tiên mao phụ (đôi khi là hai) ở gờ của vùng xoắn.
CHÚ THÍCH: Vi khuẩn NHP là một giống mới trong nhóm vi khuẩn phân giải protein nhóm a và có liên hệ mật thiết với vi khuẩn nội cộng sinh khác của động vật nguyên sinh. NHP cũng được biết đến với các tên gọi như bệnh gan tụy hoại tử Texas (TNHP), hội chứng chết trong ao Texas (TPMS) và bệnh gan tụy hoại tử Peru (PNHP)."
Theo đó, bệnh hoại tử gan tụy ở tôm là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn a-subclass - proteobacterium gây nên.
Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường tăng cao (từ 29 °C tới 32 °C) và hàm lượng muối trong nước cao (từ 20 ppt tới 40 ppt), tỷ lệ chết có thể từ 90 % tới 95 % trong 30 ngày, được lan truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa từ những con tôm mang trùng.
Dung dịch thuốc thử dùng trong phương pháp chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm có cần phải điều chế hay không? (Hình từ Internet)
Biểu hiện nào ở tôm khi mắc bệnh hoại tử gan tụy có thể nhận biết được bằng mắt thường?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 8710-9:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 9: Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm quy định về triệu chứng lâm sàng ở tôm như sau:
"3. Phương pháp chẩn đoán
3.1. Chẩn đoán lâm sàng
3.1.1. Dịch tễ học
NHP lần đầu tiên được mô tả ở Texas năm 1985. Các trận dịch khác cũng được ghi nhận ở cả bờ biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bao gồm Brazil, Costarica, Ecuador, Mexico, Panama, Peru và Venezuela. Năm 1999 và 2000, bệnh hoại tử gan đã xảy ra trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi thâm canh tại các tỉnh miền Trung Việt Nam.
NHP gây bệnh trên tôm Penaeus vannamei và P. stylirostris nhưng gây chết hàng loạt ở tôm P. vannamei, cũng tìm thấy NHP ở tôm P. aztecus, P. californiensis và P. setiferus.
Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường tăng cao (từ 29 °C tới 32 °C) và hàm lượng muối trong nước cao (từ 20 ppt tới 40 ppt), tỷ lệ chết có thể từ 90 % tới 95 % trong 30 ngày.
Bệnh lan truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa từ những con tôm mang trùng, không lan truyền dọc từ tôm bố mẹ sang tôm con.
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Tôm nằm một chỗ, giảm sinh trưởng, không ăn, đường tiêu hóa trống rỗng, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, tỷ lệ giữa trọng lượng và chiều dài nhỏ.
Lớp vỏ bị mềm, tôm bị mềm, mang bị đen hoặc sẫm màu, bề mặt cơ thể bám đầy các sinh vật cơ hội. Tôm bị hôn mê, lờ đờ, gan tụy hoại tử và có màu trắng nhợt khác biệt với màu nâu vàng bình thường, có các vệt sọc nâu đen trên mô gan tụy, gan tụy mềm, dễ nát vụn hay hóa lỏng, trung tâm gan chứa nước, xuất hiện những đốm trắng nhợt nhạt.
Khi mắc bệnh tôm sẽ nằm một chỗ, giảm sinh trưởng, không ăn, đường tiêu hóa trống rỗng, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, tỷ lệ giữa trọng lượng và chiều dài nhỏ.
Trường hợp nhiễm nặng thì lớp vỏ bị mềm, tôm bị mềm, mang bị đen hoặc sẫm màu, bề mặt cơ thể bám đầy các sinh vật cơ hội.
Có thể dùng các thiết bị để quan sát gan tụy của tôm, trường hợp nhiễm gan tụy sẽ có màu trắng nhợt khác biệt với màu nâu vàng bình thường, có các vệt sọc nâu đen trên mô gan tụy, gan tụy mềm, dễ nát vụn hay hóa lỏng, trung tâm gan chứa nước, xuất hiện những đốm trắng nhợt nhạt.
Dung dịch thuốc thử dùng trong phương pháp chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm có cần phải điều chế hay không?
Theo tiết 3.2.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8710-9:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 9: Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm quy định về thuốc thử dùng trong chẩn đoán bệnh ở tôm bằng phương pháp mô học như sau:
"3. Phương pháp chẩn đoán
...
3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
3.2.2.1. Thuốc thử và vật liệu thử
- Dung dịch Davidson (xem A.1).
- Thuốc nhuộm hematoxylin (xem A.2).
- Thuốc nhuộm eosin (xem A.3).
- Xylen.
- Cloroform.
- Axit picric (dung dịch bão hòa).
- Etanol 70 %, 90 % và etanol tuyệt đối.
- Parafin.
- Keo dán, ví dụ Bom Canada.
- Dinatri hydro phosphat (Na2HPO4);
- Natri Hydro phosphat (NaH2PO4);
Dẫn chiếu Phục lục A TCVN 8710-9:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 9: Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm quy định về thành phần và chuẩn bị dung dịch thuốc thử như sau:
"A.1. Dung dịch Davidson
Etanol 95 %: 330 ml
Formalin (formaldehyd 37 %): 220 ml
Axit axetic đậm đặc: 115 ml
Nước: 335 ml
A.2. Thuốc nhuộm hematoxylin (dung dịch hematoxylin – Mayer)
Hematoxylin dạng tinh thể: 1 g
Natri iodat: 0,2 g
Amoni alum [NH4Al(SO4)2] hoặc kali alum [KAl(SO4)2]: 50 g
Axit xitric: 1 g
Cloral hydrat: 50 g
Nước: 1 000 mg
Hòa tan hematoxylin trong nước, sau đó cho natri iodat và amomi alum hoặc kali alum, hòa tan, tiếp tục cho axit xitric và cloral hydrat rồi lọc qua giấy lọc.
Bảo quản dung dịch đã pha trong chai tối màu.
A.3. Thuốc nhuộm eosin
Eosin Y: 1 g
Etanol 70 %: 1 lít
Axit axetic băng: 5 ml
Thêm từ 2 giọt đến 3 giọt axit axetic vào etanol 70 %. Hòa tan eosin trong etanol, sau đó cho thêm axit axetic rồi lọc qua giấy lọc.
Bảo quản dung dịch đã pha trong chai tối màu.
Như vậy, đối với dung dịch thuốc thử dùng trong phương pháp mô học thì cần tiến hành điều chế theo hướng dẫn tại Phụ lục A vừa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.