Dụng cụ được khử khuẩn tiệt khuẩn bằng phương pháp làm sạch cần thực hiện trong giai đoạn nào của quá trình khử khuẩn?

Tôi muốn biết việc phân loại dụng cụ có tác dụng gì trong quá trình khử khuẩn? Quá trình khử khuẩn dụng cụ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể gặp phải những vấn đề nào? Dụng cụ được khử khuẩn tiệt khuẩn bằng phương pháp làm sạch cần thực hiện trong giai đoạn nào của quá trình khử khuẩn?

Việc phân loại dụng cụ có tác dụng gì trong quá trình khử khuẩn?

Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, việc phân loại dụng cụ được hướng dẫn cụ thể như sau:

"4.2. Phân loại dụng cụ
Dụng cụ được xử lý theo phân loại của Spaudling (xem bảng 1 phân loại DC và mức độ xử lý)"

Cụ thể:

- Dụng cụ phải TK (thiết yếu -Critical Items): Là những DC được sử dụng để đưa vào mô, mạch máu và các khoang vô khuẩn. Theo cách phân loại này thì những DC phẫu thuật, các ống thông mạch máu, thông tim can thiệp, ống thông đường tiểu, DC cấy ghép và những đầu dò sóng siêu âm,… được đưa vào trong khoang vô khuẩn, đều phải TK trước và sau khi sử dụng.

- Dụng cụ phải KK mức độ cao (bán thiết yếu- Semi-critical Items): Là những DC tiếp xúc với niêm mạc hoặc da bị tổn thương, tối thiểu phải được KK mức độ cao bằng hóa chất KK.

- Dụng cụ phải KK mức độ trung bình-thấp (không thiết yếu- Non-critical items): Là những DC tiếp xúc với da lành, nhưng không tiếp xúc với niêm mạc.

Quá trình khử khuẩn dụng cụ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể gặp phải những vấn đề nào?

Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012 có nêu rõ một số vấn đề có thể mắc phải khi phân loại dụng cụ để khử khuẩn như sau:

Một số vấn đề có thể gặp phải khi phân loại dụng cụ

- Cần phải xác định rõ DC thuộc nhóm nào để quyết định lựa chọn phương pháp khử khử khuẩn, TK thích hợp là một bắt buộc đối với nhân viên làm việc tại trung tâm khử khuẩn, TK của các cơ sở KB,CB, cũng như nhà lâm sàng, người trực tiếp sử dụng những DC này.

Vì vậy việc cung cấp những kiến thức cơ bản về khử khuẩn, TK DC sử dụng trên người bệnh cho tất cả NVYT cũng là một yêu cầu bắt buộc trong các cơ sở KB,CB, cụ thể như sau:

- Theo phân loại của Spaulding: DC như nội soi, đèn soi thanh quản,…đều phải hấp , tuy nhiên, những DC nội soi hầu hết là không chịu nhiệt, do vậy việc áp dụng chúng cũng phải nhờ đến nhiều biện pháp như TK nhiệt độ thấp, khử khuẩn mức độ cao.

- Cùng là DC nội soi, nhưng DC nội soi hô hấp, ổ bụng,…lại đưa vào khoang vô khuẩn nên bắt buộc phải TK, trong khi những DC nội soi dạ dày ruột, được xếp vào nhóm nguy cơ nhiễm khuẩn tương đối cao (bán thiết yếu), nên chỉ cần khử khuẩn mức độ cao.

- Kìm sinh thiết, bấm vào mô từ người bệnh chảy máu nặng như giãn tĩnh mạch thực quản,hoặc lấy mẫu sinh thiết làm giải phẫu bệnh phải được TK đúng quy định vì khử khuẩn mức độ cao không đáp ứng được yêu cầu.

Dụng cụ được khử khuẩn tiệt khuẩn bằng phương pháp làm sạch cần thực hiện trong giai đoạn nào?

Dụng cụ được khử khuẩn tiệt khuẩn bằng phương pháp làm sạch cần thực hiện trong giai đoạn nào?

Dụng cụ được khử khuẩn tiệt khuẩn bằng phương pháp làm sạch cần thực hiện trong giai đoạn nào? (Hình từ Internet)

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 4.3.1 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, việc khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ theo phương pháp làm sạch được thực hiện cụ thể như sau:

"4.3.1. Làm sạch
- Dụng cụ phải được làm sạch ngay sau khi sử dụng tại các khoa phòng
- Dụng cụ sau khi sử dụng phải được làm sạch tại buồng xử lý DC của khoa phòng hoặc/và đơn vị TK trung tâm ngay sau khi sử dụng trên người bệnh.
- Dụng cụ phải được làm sạch với nước và chất tẩy rửa có hoặc không có chứa ezyme. Riêng đối với những dụng cụ tinh tế, dễ gãy, hỏng như dụng cụ vi phẫu, dụng cụ nội soi, dụng cụ làm thủ thuật – phẫu thuật đặc biệt, dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm cao, dung dịch làm sạch tốt nhất là chất tẩy rửa có chứa enzyme trước khi khử khuẩn hoặc TK tại trung tâm TK.
- Việc làm sạch có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy rửa cơ học. Khi làm sạch bằng tay, phải trang bị đầy đủ các phương tiện làm sạch (bàn chải phù hợp, chất tẩy rửa,…), phương tiện phòng hộ. DC phải được ngâm ngập khi làm sạch, việc làm sạch bằng máy (ví dụ như máy rửa DC, máy rửa sóng siêu âm, máy rửa DC nội soi) cần được thực hiện tại những cơ sở KBCB có triển khai kỹ thuật cao, có nhiều DC dễ bị hỏng khi làm sạch bằng tay.
- Cần chọn lựa chất tẩy rửa hoặc enzyme tương thích với DC và theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm bảo đảm hiệu quả làm sạch các chất hữu cơ bám dính trên DC và không ảnh hưởng đến chất lượng DC.
- Các DC sau khi làm sạch cần được kiểm tra các bề mặt, khe khớp và loại bỏ hoặc sửa chữa các DC bị gẫy, bị hỏng, han rỉ trước khi đem khử khuẩn, TK."

Như vậy, dụng cụ phải được khử khuẩn tiệt khuẩn bằng phương pháp làm sạch ngay sau khi sử dụng tại các khoa phòng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

8,986 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào