Dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được mô tả theo phương pháp nào? Hướng lệch của kim ở dụng cụ được quy định như thế nào?
Dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được mô tả theo phương pháp nào?
Dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được mô tả theo phương pháp được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8098-1:2010 như sau:
Mô tả, phân loại và sự phù hợp
3.1. Mô tả
Dụng cụ đo và/hoặc phụ kiện phải được mô tả theo phương pháp vận hành hoặc theo bản chất của chúng như được nêu trong Điều 2 và/hoặc các đặc tính riêng như đã cho trong các phần liên quan.
3.2. Phân loại
Các chỉ số cấp chính xác phải được chọn theo trình tự 1-2-5 và các bội số và ước số thập phân của chúng.
Ngoài ra, dụng cụ đo cũng có thể có các chỉ số cấp chính xác 0,3, 1,5, 2,5 và 3, chỉ số cấp chính xác 0,15 dùng cho đồng hồ đo tần số và chỉ số cấp chính xác 0,3 dùng cho các phụ kiện.
3.3. Sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này
Dụng cụ đo và phụ kiện được ghi nhãn chỉ số cấp chính xác nào thì phải phù hợp với các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này về chỉ số cấp chính xác đó.
Phương pháp thử nghiệm khuyến cáo để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này được đưa ra trong IEC 60051-9.
Trong trường hợp có nghi ngờ, phương pháp thử nghiệm của IEC 60051-9 là phương pháp trọng tài.
3.3.1. Nếu, có quy định đối với việc xác định các sai số nội tại, thì nhà chế tạo phải nêu rõ thời gian ổn định trước và (các) giá trị của (các) đại lượng cần đo. Thời gian ổn định trước không vượt quá 30 min.
3.3.2. Các dụng cụ đo và phụ kiện phải được đóng gói thích hợp để đảm bảo rằng, sau khi vận chuyển đến người sử dụng, ở điều kiện bình thường, vẫn phải phù hợp với các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này để chỉ số cấp chính xác.
…
Như vậy, theo quy định trên dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được mô tả theo phương pháp vận hành hoặc theo bản chất của chúng như được nêu trong Điều 2 và/hoặc các đặc tính riêng như đã cho trong các phần liên quan.
Dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog (Hình từ Internet)
Khi dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được niêm phong để tránh tiếp cận thì được tiếp cận như thế nào?
Khi dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được niêm phong để tránh tiếp cận thì được tiếp cận theo quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8098-1:2010 như sau:
Yêu cầu về kết cấu
7.1. Niêm phong để tránh tiếp cận
Khi dụng cụ đo được niêm phong, chỉ có thể tiếp cận đến phần tử đo và đến các phụ kiện bên trong hộp đựng khi làm mất hiệu lực của niêm phong.
7.2. Thang đo
7.2.1. Khoảng chia của thang đo
Các khoảng chia phải tương ứng với 1, 2 hoặc 5 lần đơn vị của đại lượng đo hoặc đại lượng chỉ thị hoặc nhân hoặc chia đơn vị cho 10 hoặc 100.
Đối với dụng cụ đo nhiều dải đo và/hoặc nhiều thang đo, phải đáp ứng các yêu cầu trên đây ở ít nhất một dải đo hoặc một thang đo.
7.2.2. Đánh số thang đo
Các con số ở thang đo (là số nguyên hoặc số thập phân) được ghi trên mặt số, tốt nhất là con số không quá ba chữ số. Nên sử dụng đơn vị hệ SI và các đơn vị dẫn suất của nó kết hợp với đánh số thang đo.
…
Như vậy, theo quy định trên khi dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được niêm phong để tránh tiếp cận thì chỉ có thể tiếp cận đến phần tử đo và đến các phụ kiện bên trong hộp đựng khi làm mất hiệu lực của niêm phong.
Hướng lệch của kim ở dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được quy định như thế nào?
Hướng lệch của kim ở dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog được quy định tại tiết 7.2.3 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8098-1:2010 như sau:
Yêu cầu về kết cấu
…
7.2. Thang đo
…
7.2.3. Hướng lệch
Hướng lệch của kim ở dụng cụ đo phải từ bên trái sang bên phải hoặc từ dưới cùng lên trên đỉnh theo mức tăng của đại lượng cần đo.
Khi góc lệch của kim vượt quá 180o, hướng lệch theo mức tăng của đại lượng đo phải theo chiều kim đồng hồ.
Trên dụng cụ đo có nhiều thang đo, ít nhất một thang đo phải phù hợp với tất cả các yêu cầu trên đây.
7.2.4. Giới hạn của dải đo
Nếu dải đo không choán hết toàn bộ chiều dài thang đo, thì phải nhận biết được rõ ràng giới hạn của dải đo.
Như vậy, theo quy định trên hướng lệch của kim ở dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp kiểu analog phải từ bên trái sang bên phải hoặc từ dưới cùng lên trên đỉnh theo mức tăng của đại lượng cần đo.
Khi góc lệch của kim vượt quá 180o, hướng lệch theo mức tăng của đại lượng đo phải theo chiều kim đồng hồ.
Trên dụng cụ đo có nhiều thang đo, ít nhất một thang đo phải phù hợp với tất cả các yêu cầu trên đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.