Dựa vào chủng loại chất chữa cháy hiện nay trên thị trường có bao nhiêu loại bình chữa cháy? Cách trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy được quy định thế nào?
Cách trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy quy định như thế nào?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định như sau:
5. Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy
5.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy
5.1.1 Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.
5.1.2 Các bình chữa cháy tự động được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên có người hoặc con người không thể đi vào được. Bố trí bình chữa cháy tự động phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc đặt của từng loại bình.
5.1.3 Tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy trên cơ sở định mức trang bị bình chữa cháy và khoảng cách di chuyển thực tế từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2
Mức nguy hiểm cháy | Định mức trang bị | Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe | |
Đối với đám cháy chất rắn | Đối với đám cháy chất lỏng | ||
Thấp | 1 bình/150m2 | 20 m | 15 m |
Trung bình | 1 bình/75m2 | 20 m | 15 m |
Cao | 1 bình/50m2 | 15 m | 15 m |
Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).
5.1.4 Bình chữa cháy trang bị theo quy định tại 5.1.1 có chất chữa cháy phù hợp với yêu cầu tại 4.5 và có khối lượng hoặc thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định tại Bảng 3 và Bảng 4.
a) Đối với đám cháy chất rắn.
Bảng 3
Mức nguy hiểm cháy | Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G | ||
Bột, kg | Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia, lít | Chất khí chữa cháy sạch, kg | |
Thấp | G ≥ 2 | G ≥ 6 | G ≥ 6 |
Trung bình | G ≥ 4 | G ≥ 10 | G ≥ 8 |
Cao | G ≥ 6 | - | - |
Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).
b) Đối với đám cháy chất lỏng, chất khí.
Bảng 4
Mức nguy hiểm cháy | Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G | |||
Bột, kg | Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia, lít | Chất khí chữa cháy sạch, kg | Cacbon dioxit, kg | |
Thấp | G ≥ 4 | G ≥ 5 | G ≥ 4 | G ≥ 5 |
Trung bình | G ≥ 6 | G ≥ 9 | G ≥ 9 | - |
Cao | G ≥ 15 | G ≥ 25 | - | - |
Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).
5.1.5 Đối với khu vực có diện tích hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải đảm bảo khoảng cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ của một bình không vượt quá quy định tại 5.1.3.
5.1.6 Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách, rào hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị bình chữa cháy phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định tại 5.1.3 và 5.1.4.
5.1.7 Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình để trang bị thay thế khi cần thiết.
5.1.8 Bình chữa cháy được bố trí ở vị trí thiết kế. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ.
5.1.9 Bình chữa cháy phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026 (ISO 7165); TCVN 7027 (ISO 11601).
5.1.10 Ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này, việc lựa chọn, bố trí bình chữa cháy còn phải thực hiện theo quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1).
5.2 Kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy
5.2.1 Kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy được quy định tại TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).
5.2.2 Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy được ghi vào sổ theo dõi (Phụ lục A) và thẻ theo dõi gắn theo từng bình chữa cháy (Phụ lục B).
Bình chữa cháy
Dựa vào chủng loại chất chữa cháy hiện nay trên thị trường có bao nhiêu loại bình chữa cháy?
Căn cứ tiết 1.5.8 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA ban hành kèm theo Thông tư 52/2019/TT-BCA thì căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, tính năng và tác dụng, các bình chữa cháy được phân thành một số loại cơ bản sau:
"1.5.8 Phân loại bình chữa cháy.
[...]
b) Theo chủng loại chất chữa cháy: Các bình chữa cháy được phân thành:
- Bình chữa cháy bằng nước;
- Bình chữa cháy bằng bọt (bọt hóa học A + B hoặc bọt hòa không khí);
- Bình chữa cháy bằng bột;
- Bình chữa cháy bằng khí (Carbon dioxide - C02, halon hoặc hỗn hợp khí);"
Như vậy, theo quy định trên thị trường hiện nay gồm 4 loại bình chữa cháy. Bên cạnh đó, có hai loại bình chữa cháy cơ bản được sử dụng rất nhiều là bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy bằng bột.
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình
Theo tiểu mục 4.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định như sau:
"4.2 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:
- Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;
- Hệ thống báo cháy tự động;
- Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
- Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;
- Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;
- Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;
- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;
- Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;
- Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay ...
- Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.