Dựa vào chức năng sử dụng xe chữa cháy, xe chữa cháy được phân thành bao nhiêu loại? Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật xe chữa cháy và nội dung kiểm tra với xe chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi muốn tìm hiểu về vấn đề hiện nay xe chữa cháy đang sử dụng có tổng cộng bao nhiêu loại? Khi sử dụng xe chữa cháy thì phải tuân thủ những yêu cầu nào theo quy định pháp luật? Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật xe chữa cháy và nội dung kiểm tra với xe chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Dựa vào chức năng sử dụng xe chữa cháy, xe chữa cháy được phân thành bao nhiêu loại?

Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-1:2021 quy định như sau:

"4.1  Phân loại
4.1.1  Phân loại xe chữa cháy dựa vào chức năng sử dụng xe chữa cháy, được phân loại thành 3 loại:
Xe ô tô loại chữa cháy cơ bản, xe ô tô chữa cháy loại trên cao và xe ô tô chữa cháy loại chuyên dùng.
4.1.2  Phân loại xe chữa cháy dựa vào khối lượng toàn bộ lớn nhất cho phép được chia thành 3 loại:
- Loại N1 (hạng nhẹ): Khối lượng toàn bộ lớn nhất của xe nhỏ hơn 3.500 kg:
- Loại N2 (hạng trung bình): Khối lượng toàn bộ lớn nhất của xe từ 3.500 kg đến 12.000 kg:
- Loại N3 (hạng nặng): Khối lượng toàn bộ lớn nhất của xe lớn hơn 12.000 kg.
4.1.3  Phân loại xe dựa vào địa hình, được phân thành 3 loại: Xe chữa cháy loại đô thị; xe chữa cháy loại nông thôn; xe chữa cháy đa địa hình."

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên tùy vào chức năng sử dụng sẽ có những loại xe chữa cháy khác nhau.

Xe chữa cháy

Xe chữa cháy

Khi sử dụng xe chữa cháy thì phải tuân thủ những yêu cầu nào theo quy định pháp luật?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-1:2021 quy định cụ thể như sau:

"5  Yêu cầu chung
5.1  Yêu cầu kỹ thuật chung
5.1.1  Chế tạo, sản xuất xe chữa cháy theo nguyên tắc sử dụng các tiêu chuẩn thông thường và chấp hành yêu cầu tương ứng trong bản tiêu chuẩn này.
Nếu sử dụng xe sát xi đặc biệt, sửa chữa lắp đặt trên xe sát xi (không được sản xuất trước đó) hoặc chế tạo xe sát xi theo yêu cầu của nhà sản xuất xe chữa cháy phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã có.
5.1.2  Tải trọng toàn phần không được vượt quá 95% trọng tải tối đa được thiết kế cho xe sát xi.
5.1.3  Trên xe sát xi phải lắp đặt điều hòa không khí và kết hợp với hệ thống thông gió ra, vào.
5.1.4  Trên khoang lái xe của xe sát xi phải lắp đặt thiết bị kiểm tra chất làm mát động cơ và mức nhiên liệu mà không cần nâng cabin.
5.2  Yêu cầu xe ô tô sát xi
Xe sát xi phải được phép lưu hành tại Việt Nam và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.
5.3  Yêu cầu thiết kế cải tạo xe sát xi thành xe chữa cháy
Yêu cầu hồ sơ, bản vẽ thiết kế cải tạo xe sát xi thành xe chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền thẩm định."

Như vậy, khi sử dụng xe chữa cháy thì phải tuân thủ những yêu cầu nêu trên.

Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật xe chữa cháy và nội dung kiểm tra với xe chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA ban hành kèm theo Thông tư 52/2019/TT-BCA quy định cụ thể:

"3.2.6.2 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với xe chữa cháy, gồm có:
a) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày khi thay ca trực: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở;
b) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi xe đi thực tập phương án chữa cháy hoặc đi chữa cháy về: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở;
c) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi sử dụng xe chữa cháy chạy được một nghìn kilômét đầu tiên (theo đồng hồ km): tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
d) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần đầu khi xe chạy được 2000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
đ) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần hai khi xe chạy được 10.000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3.2.6.3 Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật xe chữa cháy tính theo chỉ số kilômét được xác định và quy đổi bằng tổng chỉ số công tơ mét cộng với thời gian hoạt động của động cơ xe (1 giờ làm việc của động cơ xe tương đương với xe chạy được 50 km quy đổi)."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,355 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào