Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không?
Trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" được bắt đầu từ một ca khúc của một nữ ca sĩ trên mạng xã hội. Từ đó, một bộ phận người dùng mạng xã hội cũng đã ghép câu nói này vào giai điệu của bài hát, tạo thành bài hát "chế". Màn biến tấu hài hước này trở thành trend mới, liên tục "leo" Xu hướng TikTok.
Bắt trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" mà tự ý đăng ảnh, video của người khác lên mạng xã hội nhằm mục đích chế nhạo, bôi nhọ hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đó là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Do đó, hiện nay pháp luật có quy định về việc bảo vệ danh dự và nhân phẩm, căn cứ theo Điều 20 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
...
Theo đó, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Do đó, người đu trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" sử dụng hình ảnh người khác khi chưa được sự đồng ý bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Căn cứ Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Lưu ý:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
...
Theo đó, người đu trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" sử dụng hình ảnh người khác trên mạng xã hội có bị phạt hành chính như sau:
- Người đu trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" sử dụng hình ảnh người khác để quảng cáo:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
+ Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in hình cá nhân đó;
+ Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản;
- Người đu trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" sử dụng hình ảnh thuộc bí mật đời tư của cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
- Người đu trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" sử dụng hình ảnh của người khác mà không được sự đồng ý thì phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
- Người đu trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm;
+ Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm.
Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định đối với hành vi đăng ảnh người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép của người đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác như sau:
- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
+ Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Do đó, tùy theo mức độ phạm tội người có hành vi đăng ảnh người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép của người đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó để đu trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy theo từng trường hợp vi phạm mà khung hình phạt bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được tăng lên đối với người có hành vi đu trend "nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú" khi sử dụng hình ảnh làm nhục người khác.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được Bộ luật Dân sự quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật quy định như sau:
- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.