Dự toán dự án là gì? Nội dung xác định dự toán dự án đầu tư công được pháp luật quy định như thế nào?
Dự toán dự án là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 40/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội dung và xác định dự toán dự án
1. Dự toán dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện dự án được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và thiết kế dự án được duyệt; các yêu cầu công việc khác phải thực hiện.
...
Theo đó, dự toán dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện dự án được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và thiết kế dự án được duyệt; các yêu cầu công việc khác phải thực hiện.
Dự toán dự án là gì? Nội dung xác định dự toán dự án đầu tư công được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung xác định dự toán dự án đầu tư công được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung và xác định dự toán dự án như sau:
Nội dung và xác định dự toán dự án
...
2. Nội dung dự toán dự án là các chi phí quy định tại khoản 3 Điều 27 của Nghị định này.
3. Dự toán dự án được xác định trên cơ sở tính toán các khoản chi phí quy định tại khoản 3 Điều 27 của Nghị định này tại thời điểm lập dự toán dự án và theo các quy định về tiêu chuẩn, định mức, phương pháp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 40/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nội dung dự toán dự án đầu tư công là các chi phí của tổng mức đầu tư bao gồm:
- Chi phí chuẩn bị đầu tư;
- Chi phí mua sắm tài sản, nhà cửa, đất đai;
- Chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy để thực hiện các dự án;
- Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí có liên quan khác;
- Chi phí tiền lương, tiền công để thực hiện dự án;
- Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
- Chi phí tư vấn gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát dự án và các chi phí tư vấn khác liên quan (nếu có);
- Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án;
- Chi phí quản lý và các thành phần chi phí khác.
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán dự án đầu tư công sẽ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 40/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán dự án bao gồm:
Theo đó, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toàn dự án đầu tư công sẽ được thực hiện như sau:
- Đối với dự án do bộ, cơ quan trung ương quản lý, đơn vị có chức năng được giao nhiệm vụ của bộ, cơ quan trung ương chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán đầu tư của dự án và trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phê duyệt đối với dự án thiết kế một bước.
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán đối với trường hợp thiết kế hai bước.
Việc phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán được thực hiện đồng thời, không tách riêng thiết kế chi tiết với dự toán.
- Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, đơn vị có chức năng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với sở quản lý chuyên ngành tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán đầu tư của dự án và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư phê duyệt đối với dự án thiết kế một bước.
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán đối với trường hợp thiết kế hai bước.
Việc phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán được thực hiện đồng thời, không tách riêng thiết kế chi tiết với dự toán.
- Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý và dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư, đơn vị có chức năng được giao nhiệm vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán đầu tư của dự án trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt đối với dự án thiết kế một bước.
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán đối với trường hợp thiết kế hai bước.
Việc phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán được thực hiện đồng thời, không tách riêng thiết kế chi tiết với dự toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.