Dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự được xây dựng có các nội dung cơ bản nào?
- Việc xây dựng dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự do ai thực hiện?
- Dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự được xây dựng có các nội dung cơ bản nào?
- Công bố dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự được xây dựng được thực hiện như thế nào?
Việc xây dựng dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự do ai thực hiện?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 9 Quy định về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự và quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trong quá trình trực tiếp kiểm sát
...
9. Xây dựng dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát
Việc xây dựng dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát do Thư ký Đoàn trực tiếp kiểm sát (hoặc thành viên khác được phân công) thực hiện theo chỉ đạo của Trưởng đoàn.
...
Theo đó, việc xây dựng dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát do Thư ký Đoàn trực tiếp kiểm sát (hoặc thành viên khác được phân công) thực hiện theo chỉ đạo của Trưởng đoàn.
Dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự được xây dựng có các nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 9 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trong quá trình trực tiếp kiểm sát
...
9. Xây dựng dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát
...
Dự thảo Kết luận được xây dựng theo mẫu do VKSND tối cao ban hành4, gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Căn cứ pháp lý ban hành Kết luận trực tiếp kiểm sát (căn cứ theo Luật Tổ chức VKSND, Luật Thi hành án dân sự, Quyết định trực tiếp kiểm sát và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát);
b) Khái quát thời gian, những công việc mà Đoàn trực tiếp kiểm sát đã làm trong quá trình trực tiếp kiểm sát (trong thời gian từ ngày...đến ngày; Đoàn trực tiếp kiểm sát đã nghe báo cáo; đã nghiên cứu bao nhiêu hồ sơ thi hành án, đã kiểm sát những nội dung gì, đã trực tiếp kiểm sát tại Cục/Chi cục nào...);
c) Nêu khái quát đặc điểm tình hình về biên chế, bộ máy, chức danh tư pháp của Cơ quan thi hành án; các nội dung về kết quả hoạt động thi hành án dân sự trong thời điểm trực tiếp kiểm sát theo như báo cáo của Cơ quan thi hành án.
d) Đánh giá hoạt động thi hành án qua kết quả trực tiếp kiểm sát:
Trên cơ sở nội dung của Kế hoạch trực tiếp kiểm sát, dự thảo Kết luận nêu kết quả trực tiếp kiểm sát các việc thi hành án theo các nội dung được trực tiếp kiểm sát; những công việc khác được trực tiếp kiểm sát (như công tác thu, chi, quản lý, thanh toán tiền thi hành án). Trong từng vụ việc cần nêu khái quát về quá trình thi hành, những khó khăn, vướng mắc, những vi phạm pháp luật được phát hiện và nêu hướng giải quyết. Phải nêu rõ cơ sở pháp lý khi kết luận về vi phạm cũng như khi nêu hướng giải quyết. Trong từng nội dung được kết luận, sau khi nêu từng vụ việc thì có thể nêu khái quát tình hình, các dạng vi phạm pháp luật phát sinh.
Dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát được tập hợp trên cơ sở kết quả kiểm sát của từng thành viên (Phiếu kiểm sát hoặc Biên bản làm việc).
đ) Đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan của những vi phạm pháp luật được nêu trong kết luận.
Phần đánh giá nguyên nhân của vi phạm phải dựa trên thực tiễn của hoạt động thi hành án dân sự và kết quả trực tiếp kiểm sát làm cơ sở để đưa ra các kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm phù hợp với thực tiễn của địa phương; làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án; trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có); trách nhiệm của các ban, ngành liên quan (Tòa án, Viện kiểm sát, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp).
e) Kiến nghị, yêu cầu phòng ngừa, khắc phục vi phạm.
Trên cơ sở kết luận về vi phạm và nguyên nhân, dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát đưa ra các kiến nghị, yêu cầu với Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự được kiểm sát; trong đó, có nội dung kiến nghị, yêu cầu biện pháp khắc phục các vi phạm trong các vụ việc, nội dung đã được nêu trong Kết luận; có kiến nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp phòng ngừa chung. Tùy theo nội dung các vi phạm đã được kết luận, có thể xây dựng Kiến nghị riêng (theo mẫu do VKSND tối cao ban hành).
Theo quy định trên, dự thảo Kết luận được xây dựng theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Căn cứ pháp lý ban hành Kết luận trực tiếp kiểm sát (căn cứ theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Thi hành án dân sự, Quyết định trực tiếp kiểm sát và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát);
- Khái quát thời gian, những công việc mà Đoàn trực tiếp kiểm sát đã làm trong quá trình trực tiếp kiểm sát (trong thời gian từ ngày...đến ngày; Đoàn trực tiếp kiểm sát đã nghe báo cáo; đã nghiên cứu bao nhiêu hồ sơ thi hành án, đã kiểm sát những nội dung gì, đã trực tiếp kiểm sát tại Cục/Chi cục nào...);
- Nêu khái quát đặc điểm tình hình về biên chế, bộ máy, chức danh tư pháp của Cơ quan thi hành án; các nội dung về kết quả hoạt động thi hành án dân sự trong thời điểm trực tiếp kiểm sát theo như báo cáo của Cơ quan thi hành án.
- Đánh giá hoạt động thi hành án qua kết quả trực tiếp kiểm sát.
Dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát được tập hợp trên cơ sở kết quả kiểm sát của từng thành viên (Phiếu kiểm sát hoặc Biên bản làm việc).
- Đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan của những vi phạm pháp luật được nêu trong kết luận.
- Kiến nghị, yêu cầu phòng ngừa, khắc phục vi phạm.
Công bố dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự được xây dựng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Công bố dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát
Tùy theo phạm vi trực tiếp kiểm sát, kết quả kiểm sát và mức độ vi phạm của cơ quan được kiểm sát, Trưởng đoàn thống nhất với Thủ trưởng Cơ quan THADS được kiểm sát về thành phần, thời gian, địa điểm, phương thức công bố dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát. Nếu trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì trong thành phần tham gia buổi công bố dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát phải có đại diện lãnh đạo VKSND cấp dưới. Việc công bố dự thảo Kết luận phải được lập Biên bản. Nội dung biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm công bố, thành phần tham gia, nội dung diễn biến buổi công bố, các ý kiến khác nhau đối với nội dung dự thảo Kết luận (nếu có). Biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn, Thủ trưởng (hoặc đại diện lãnh đạo Cơ quan thi hành án dân sự) và người ghi biên bản; được đóng dấu Cơ quan thi hành án dân sự được kiểm sát và được lưu trong hồ sơ trực tiếp kiểm sát.
Như vậy, tùy theo phạm vi trực tiếp kiểm sát, kết quả kiểm sát và mức độ vi phạm của cơ quan được kiểm sát, Trưởng đoàn thống nhất với Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự được kiểm sát về thành phần, thời gian, địa điểm, phương thức công bố dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát.
Nếu trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì trong thành phần tham gia buổi công bố dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát phải có đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Việc công bố dự thảo Kết luận phải được lập Biên bản.
Nội dung biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm công bố, thành phần tham gia, nội dung diễn biến buổi công bố, các ý kiến khác nhau đối với nội dung dự thảo Kết luận (nếu có).
Biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn, Thủ trưởng (hoặc đại diện lãnh đạo Cơ quan thi hành án dân sự) và người ghi biên bản; được đóng dấu Cơ quan thi hành án dân sự được kiểm sát và được lưu trong hồ sơ trực tiếp kiểm sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.