Dụ dỗ người khác tham gia đa cấp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Trường hợp này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Cho tôi hỏi, hành vi dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia vào mô hình đa cấp bất chính có thể bị xử phạt như thế nào. Họ tự xưng là công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, dụ dỗ người khác đặt cọc tiền, góp vốn, mua sản phẩm để hưởng ưu đãi, được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Trường hợp này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Kinh doanh đa cấp là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về khái niệm kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:

"1. Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới."

Dụ dỗ người khác tham gia đa cấp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? 

Dụ dỗ người khác tham gia đa cấp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Những hành vi của doanh nghiệp bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau:

"1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;"

Như vậy, hành vi dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia vào mô hình đa cấp bất chính, dụ dỗ người khác đặt cọc tiền, góp vốn, mua sản phẩm để hưởng ưu đãi đã vi phạm một trong những điều cấm của pháp luật về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Dụ dỗ người khác tham gia đa cấp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 3, khoản 11 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

+ Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, về hoạt động của doanh nghiệp, về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; (được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

+ Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;

+ Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 5, điểm h, i và k khoản 7, điểm e khoản 8, điểm a, b, d, h và i khoản 9 Điều này;

+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, điểm đ và e khoản 9 Điều này.

Như vậy, đối với tổ chức có hành vi dụ dỗ người khác đặt cọc tiền, góp vốn, mua sản phẩm để hưởng ưu đãi, được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính (do đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân, căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

Trường hợp này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Căn cứ khoản 51 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:

- Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;

+ Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với trường hợp cá nhân thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Nếu thuộc một trong các trường hợp thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc có quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác minh được những dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tổ chức, cá nhân này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,194 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào