Đốt hoặc xả khí đồng hành từ giếng để giải tỏa áp suất trong thì có cần Bộ Công Thương phê duyệt không?

Em ơi cho chị hỏi: Trong hoạt động dầu khí thì nhà thầu được đốt và xả khí đồng hành trong những trường hợp nào? Đốt hoặc xả khí đồng hành từ giếng để giải tỏa áp suất trong thì có cần Bộ Công Thương phê duyệt không? Đây là câu hỏi của chị Mỹ Loan đến từ Đà Nẵng.

Trong hoạt động dầu khí thì nhà thầu được đốt và xả khí đồng hành trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Đốt và xả khí
1. Trừ trường hợp việc đốt bỏ khí đồng hành được Bộ Công Thương phê duyệt, nhà thầu có trách nhiệm thu gom khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu khí. Nhà thầu phải xây dựng phương án thu gom khí đồng hành và thể hiện trong kế hoạch khai thác sớm hoặc kế hoạch phát triển mỏ.
2. Nhà thầu chỉ được đốt và xả khí trong những trường hợp sau:
a) Trong quá trình thử vỉa với lưu lượng, khối lượng không lớn hơn lưu lượng, khối lượng cần thiết phải xả để thông và làm sạch giếng;
b) Đốt theo chu kỳ khí dư thu được từ hệ thống xử lý không thể thu gom một cách kinh tế và việc đốt không gây ra mối nguy hiểm về an toàn; đốt trong tình trạng khẩn cấp như máy nén khí hoặc các thiết bị khác bị hư hỏng nhưng không kéo dài quá 48 giờ; đốt khi bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra và thử nghiệm;
c) Trong tình trạng khẩn cấp, nhà thầu có thể xả khí tạm thời nếu không thể đốt được nhưng không quá 24 giờ và phải qua van an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn cho người, phương tiện, thiết bị đang hoạt động tại mỏ;
d) Việc đốt khí phục vụ quá trình thử vỉa hoặc sau khi hoàn thiện, sửa chữa hoặc xử lý giếng dự kiến kéo dài quá 48 giờ do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt;
đ) Đốt hoặc xả khí từ giếng để giải tỏa áp suất.
...

Như vậy, trong hoạt động dầu khí thì nhà thầu được đốt và xả khí đồng hành trong những trường hợp sau:

- Trong quá trình thử vỉa với lưu lượng, khối lượng không lớn hơn lưu lượng, khối lượng cần thiết phải xả để thông và làm sạch giếng;

- Đốt theo chu kỳ khí dư thu được từ hệ thống xử lý không thể thu gom một cách kinh tế và việc đốt không gây ra mối nguy hiểm về an toàn; đốt trong tình trạng khẩn cấp như máy nén khí hoặc các thiết bị khác bị hư hỏng nhưng không kéo dài quá 48 giờ; đốt khi bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra và thử nghiệm;

- Trong tình trạng khẩn cấp, nhà thầu có thể xả khí tạm thời nếu không thể đốt được nhưng không quá 24 giờ và phải qua van an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn cho người, phương tiện, thiết bị đang hoạt động tại mỏ;

- Việc đốt khí phục vụ quá trình thử vỉa hoặc sau khi hoàn thiện, sửa chữa hoặc xử lý giếng dự kiến kéo dài quá 48 giờ do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt;

- Đốt hoặc xả khí từ giếng để giải tỏa áp suất.

Đốt hoặc xả khí đồng hành từ giếng để giải tỏa áp suất trong thì có cần Bộ Công Thương phê duyệt không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 75 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Đốt và xả khí
...
3. Đối với các trường hợp không thuộc Khoản 2 Điều này, nhà thầu cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.

Đối với các trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này nhưng muốn đốt và xả thì cần phải trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.

Nhưng đốt hoặc xả khí đồng hành từ giếng để giải tỏa áp suất là một trong những trường hợp mà nhà thầu được đốt và xả khí (căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều Điều 75 Nghị định 95/2015/NĐ-CP) dó đó không cần trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

Khí đồng hành (Hình từ Internet)

Nhà thầu có được khai thác khí đồng hành vì mục đích thương mại không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng khí đồng hành
1. Nhà thầu được sử dụng khí đồng hành khai thác được trong diện tích hợp đồng để phục vụ cho hoạt động dầu khí tại mỏ hoặc bơm trở lại mô.
2. Trường hợp khai thác khí đồng hành vì mục đích thương mại, nhà thầu có nghĩa vụ thực hiện việc nộp thuế và phân chia tỷ lệ đối với khí theo quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ Việt Nam có quyền sử dụng không phải trả tiền đối với khí đồng hành mà nhà thầu có ý định đốt bỏ nếu việc sử dụng này không gây cản trở cho hoạt động dầu khí và nhà thầu phải tạo điều kiện để công việc trên được thực hiện thuận lợi.

Như vậy, nhà thầu được khai thác khí đồng hành vì mục đích thương mại và trong trường hợp này thì nhà thầu có nghĩa vụ thực hiện việc nộp thuế và phân chia tỷ lệ đối với khí theo quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,185 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào