Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng thời hạn thì doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có phải đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước không?
- Thời gian để doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước được quy định ra sao?
- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng thời hạn thì doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có phải đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước không?
Nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
...
2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
...
h) Bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;
i) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
k) Tư vấn, hỗ trợ cho người lao động các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi, chế độ và thủ tục về nước;
l) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
m) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo về tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
n) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và hằng tháng phải cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ phải đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng thời hạn thì doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Thời gian để doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước được quy định ra sao?
Việc đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước được quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg như sau:
Đóng góp của doanh nghiệp
1. Mức đóng góp
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đóng góp Quỹ mức 150.000 đồng/người lao động/hợp đồng. Doanh nghiệp được hạch toán khoản đóng góp này vào chi phí hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp.
Căn cứ đóng góp Quỹ là Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động.
2. Định kỳ hằng tháng, doanh nghiệp trích nộp đóng góp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào Quỹ theo số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng của doanh nghiệp, chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp theo.
Theo quy định vừa nêu thì định kỳ hằng tháng, doanh nghiệp phải nộp đóng góp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào Quỹ theo số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng của doanh nghiệp, chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp theo.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đóng góp Quỹ mức 150.000 đồng/người lao động/hợp đồng.
Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng thời hạn thì doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi không đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng thời hạn được quy định tại Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
...
i) Không hướng dẫn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
k) Đóng không đúng thời hạn vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
...
3. Phạt tiền từ 20% đến 30% tổng số tiền phải đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có hành vi không đóng hoặc đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40% đến 50% tổng số tiền người lao động đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ không đóng hoặc đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 200.000.000 đồng.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền phải đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền người lao động đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
...
Từ những quy định trên thì nếu doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng thời hạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài ra, mức xử phạt vi phạm hành chính trên thì doanh nghiệp còn có thể bị phạt thêm tiền nếu thuộc một trong các trường hơp sau:
(1) Phạt tiền từ 20% đến 30% tổng số tiền phải đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có hành vi không đóng hoặc đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
(2) Phạt tiền từ 40% đến 50% tổng số tiền người lao động đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ không đóng hoặc đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 200.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải thực hiệc các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 14 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.