Đóng cửa rừng tự nhiên và mở cửa rừng tự nhiên là gì? Đề án đóng cửa rừng tự nhiên hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm những nội dung gì?
Đóng cửa rừng tự nhiên và mở cửa rừng tự nhiên là gì?
Theo khoản 29, khoản 30 Điều 2 Luật Lâm Nghiệp 2017 quy định như sau:
Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mở cửa rừng tự nhiên là cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trở lại bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đề án đóng cửa rừng tự nhiên hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm những nội dung gì?
Tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp quy định:
Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Nội dung cơ bản của đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm:
a) Xác định được sự cần thiết của việc đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên phạm vi địa bàn;
c) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng về trữ lượng, chất lượng; đánh giá về hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của rừng;
d) Xác định được các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện trong thời gian đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên; xác định quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
đ) Xác định và bố trí nguồn kinh phí thực hiện đóng, mở cửa rừng.
Rừng tự nhiên
Trình tự, thủ tục đóng cửa rừng tự nhiên hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp quy định:
Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên
...
2. Trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
a) Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên.
Do đó,trình tự, thủ tục đóng cửa rừng tự nhiên hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định nêu trên.
Trình tự, thủ tục đóng cửa rừng tự nhiên hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được pháp luật quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp quy định:
Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên
...
3. Trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên trên địa bàn.
Như vậy, trình tự, thủ tục đóng cửa rừng tự nhiên hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được pháp luật quy định như trên.
Công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 4 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp quy định cụ thể:
Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên
...
4. Công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin trong phạm vi cả nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.