Động cơ tàu bay là gì? Ai có thẩm quyền quyết định mua động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước?
Động cơ tàu bay là gì?
Động cơ tàu bay được giải thích tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 110/2011/NĐ-CP thì động cơ tàu bay là động cơ chính để lắp trên tàu bay tạo động lực chính cho tàu bay.
Động cơ tàu bay là gì? Ai có thẩm quyền quyết định mua động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định mua động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước?
Ai có thẩm quyền quyết định mua động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 110/2011/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay
1. Đối với các dự án mua tàu bay, động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư mua động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trường hợp mua tàu bay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư sau khi có ý kiến về mặt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với các dự án mua tàu bay, động cơ tàu bay thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều 1, nhưng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên)) quyết định đầu tư. Trường hợp mua tàu bay, người đứng đầu doanh nghiệp ra quyết định đầu tư sau khi có ý kiến đồng ý về mặt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với việc thuê tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và mua phụ tùng vật tư tàu bay, dịch vụ phụ tùng vật tư tàu bay, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1;
Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) quyết định.
4. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư mua động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay dự phòng được thực hiện theo hình thức nào?
Việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay dự phòng được thực hiện theo hình thức được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định 110/2011/NĐ-CP như sau:
Hình thức, phương thức lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay
1. Hình thức, phương thức lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay
a) Đối với đầu tư hoặc thuê tàu bay lần đầu: động cơ tàu bay và động cơ tàu bay dự phòng đi kèm theo dự án đầu tư tàu bay và động cơ của tàu bay thuê mà người mua được quyền lựa chọn thì việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình quy định tại Điều 21 của Nghị định này;
b) Đối với đầu tư hoặc thuê thêm tàu bay cùng loại: động cơ tàu bay và động cơ tàu bay dự phòng đi kèm theo dự án đầu tư tàu bay và động cơ của tàu bay thuê mà người mua được quyền lựa chọn thì việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
c) Đối với loại tàu bay mà nhà sản xuất tàu bay chỉ định một loại động cơ: việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này;
d) Động cơ tàu bay dự phòng: việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc áp dụng hình thức mua trực tiếp của nhà sản xuất động cơ đã được lựa chọn.
2. Các bản chào giá được chấp nhận bằng các hình thức gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail nhưng phải đảm bảo có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với bản chào giá của các cá nhân, tổ chức Việt Nam, bản chào giá phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp bản chào giá được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Doanh nghiệp căn cứ vào tính chất, quy mô và năng lực cụ thể của nhà thầu để quyết định việc cho phép nhà thầu không phải nộp bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay dự phòng được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc áp dụng hình thức mua trực tiếp của nhà sản xuất động cơ đã được lựa chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.