Đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gì trong việc chuẩn bị chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc do ai ban hành?
- Đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gì trong việc chuẩn bị chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc?
- Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo trong việc thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc cụ thể như thế nào?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc do ai ban hành?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc được quy định tại Điều 14 Thông tư 03/2022/TT-UBDT như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc
1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi là Chương trình) được tổng hợp trên cơ sở giao nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền, đề nghị của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc và được Vụ Pháp chế kiểm tra, tổng hợp.
2. Chương trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
2. Chương trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
b) Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với từng văn bản;
c) Thời gian trình đối với từng văn bản (cụ thể đến tháng);
d) Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với từng văn bản;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
3. Chương trình do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành hằng năm và có thể được Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định điều chỉnh, bổ sung Chương trình theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Chương trình là cơ sở để phân bổ kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc.
Theo đó, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc sẽ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc ban hành hằng năm.
Trong một số trường hợp, chương trình có thể được điều chỉnh, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.
Đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gì trong việc chuẩn bị chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 03/2022/TT-UBDT thì trong việc chuẩn bị chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc sẽ có những trách nhiệm sau
(1) Gửi thông báo đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua đến Vụ Pháp chế để tổng hợp, đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc, trong đó phải nêu rõ thời gian trình văn bản.
Thời hạn gửi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:
- Trước ngày 15/12 hằng năm đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết cho năm sau hoặc cho năm tiếp theo của năm sau (năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội);
- Trước ngày 30/9 hằng năm đối với đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho năm sau;
- Trước ngày 31/10 hằng năm đối với đề nghị xây dựng thông tư, thông tư liên tịch cho năm sau.
(2) Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 13 Thông tư 03/2022/TT-UBDT đến Vụ Pháp chế để kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, đưa vào Chương trình.
Lưu ý:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể gửi kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định bằng văn bản đến Vụ Pháp chế hoặc thông qua Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc (www.cema.gov.vn).
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, tổng hợp các kiến nghị này để báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc do ai ban hành? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo trong việc thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 03/2022/TT-UBDT thì thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo sẽ có những trách nhiệm sau trong việc thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc:
+ Lập kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc;
+ Đảm bảo tiến độ soạn thảo, quy trình chất lượng dự thảo văn bản;
+ Chịu trách nhiệm cập nhật tiến độ và đảm bảo đúng thời hạn, chính xác tiến độ;
+ Báo cáo tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật định kỳ hằng tháng (trước ngày 15 của tháng) và định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 11 hằng năm) qua địa chỉ email: vuphapche@cema.gov.vn;
+ Nếu ngày báo cáo tiến độ trùng với ngày nghỉ thì các đơn vị gửi cập nhật vào ngày trước ngày nghỉ;
+ Báo cáo nêu rõ nguyên nhân của văn bản chậm tiến độ và đề xuất biện pháp khắc phục;
+ Chịu trách nhiệm trong suốt quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc cho đến lúc ban hành;
+ Chịu trách nhiệm trong quá trình triển khai văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.