Đơn vị sự nghiệp công thực hiện dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có được cấp bù khoản thiếu hụt hay không?
Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước do đơn vị nào định giá?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. “Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước” là dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện theo phương thức xã hội hóa; giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường do đơn vị tự định giá hoặc do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá hoặc pháp luật chuyên ngành khác có liên quan, bù đắp đủ chi phí và có tích lũy hợp lý cho đơn vị cung cấp; Nhà nước không hỗ trợ chi phí.
Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. “Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước” là dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không bao cấp, giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường.
Từ những quy định trên, có thể thấy quy định trước kia tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP (hết hiệu lực vào ngày 15/8/2021) không nêu cụ thể cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền định giá dịch vụ sự nghiệp công.
Tuy nhiên, sang đến Nghị định 60/2021/NĐ-CP hiện hành đã có quy định chi tiết, cụ thể giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường do đơn vị tự định giá hoặc do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá hoặc pháp luật chuyên ngành khác có liên quan, bù đắp đủ chi phí và có tích lũy hợp lý cho đơn vị cung cấp.
Đơn vị sự nghiệp công thực hiện dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có được cấp bù khoản thiếu hụt hay không?
Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm những dịch vụ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định danh mục dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm:
Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước
1. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
a) Dịch vụ không thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị để đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm:
Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
..
2. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
a) Các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật về ngân sách nhà nước, gồm: Các dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; khám, chữa các bệnh phong, lao, tâm thần; nghiên cứu khoa học cơ bản; văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống, đào tạo huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên thể thao quốc gia; chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội và các dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo các lĩnh vực quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là các bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tiếp tục thực hiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền ban hành trong trường hợp danh mục hiện hành phù hợp với quy định tại điểm a khoản này; đồng thời, rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Như vậy, dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm các dịch vụ không thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định và dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đơn vị sự nghiệp công thực hiện dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có được cấp bù khoản thiếu hụt hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc sử dụng tài sản và các nguồn lực của đơn vị sự nghiệp công khi thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước
...
2. Đơn vị sự nghiệp công được tự chủ sử dụng tài sản và các nguồn lực ở đơn vị để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được cấp có thẩm quyền giao theo nguyên tắc:
a) Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
b) Được quyết định giá dịch vụ bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý; trường hợp dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì thực hiện theo mức giá cụ thể, khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đồng thời, khoản 4 Điều này có nêu rõ:
4. Trường hợp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, đơn vị phải tính toán bù đắp khoản thiếu hụt bằng các nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bù.
Do đó, đơn vị sự nghiệp công phải đảm bảo thực hiện các hoạt động của mình bằng nguồn tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, đơn vị phải tính toán bù đắp khoản thiếu hụt bằng các nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.