Đơn vị sự nghiệp công lập chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên thì có vi phạm pháp luật hay không?
Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị 80 triệu đồng có được áp dụng hình thức chỉ định thầu không?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Theo Điều 46 Luật Đấu thầu 2013 quy định điều kiện áp dụng mua sắm thường xuyên như sau:
Điều kiện áp dụng
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, cơ quan của bạn là đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên để mua các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị thì đơn vị của bạn có đủ điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm thường xuyên.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định như sau:
Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu
...
2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
c) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trừ gói thầu quy định tại Khoản 2 Điều này).
Theo quy định nêu trên thì đối với gói thầu mua sắm thường xuyên có giá gói thầu 80 triệu đồng thì sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu.
Đơn vị sự nghiệp công lập chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên thì có vi phạm pháp luật hay không?
Theo điểm k khoản 6 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu như sau:
Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
…
6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:
...
k) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Như vậy, việc đơn vị sự nghiệp công lập chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên để thực hiện chỉ định thầu được xem là không vi phạm pháp luật nếu không trái với quy định của Luật Đấu thầu 2013.
Đơn vị sự nghiệp công lập chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên thì có vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Việc chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên phải đáp ứng điều kiện nào?
Theo khoản 3 Điều 33 Luật Đấu thầu 2013 quy định về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
3. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định về căn cứ phân chia gói thầu như sau:
Trình duyệt và thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
...
3. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:
a) Việc phân chia dự án thành các gói thầu:
Việc phân chia dự án thành các gói thầu căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô gói thầu.
...
Theo các quy định nêu trên thì việc chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên để thực hiện chỉ định thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện và bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.