Đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh được giao nhiều lĩnh vực công tác thì phải gửi báo cáo chuyên đề như thế nào?
- Những báo cáo chuyên đề và báo cáo nào Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi Viện kiểm sát cấp trên?
- Đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh được giao nhiều lĩnh vực công tác thì phải gửi báo cáo chuyên đề như thế nào?
- Các báo cáo chuyên đề của đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát cấp tỉnh có phải đồng thời gửi lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp không?
Những báo cáo chuyên đề và báo cáo nào Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi Viện kiểm sát cấp trên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo chuyên đề như sau:
Báo cáo chuyên đề
1. Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền hoặc trong phạm vi lĩnh vực công tác được giao theo dõi, quản lý các loại báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý theo Danh mục B của Quy chế này và các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo các trường hợp Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội; các trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Toà án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội.
b) Báo cáo chuyên đề nghiệp vụ;
c) Các văn bản pháp lý do Viện kiểm sát ban hành và văn bản tiếp thu của các ngành;
d) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm theo chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên;
đ) Báo cáo về kết quả thực hiện các chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội;
e) Các báo cáo theo quy định của các quy chế khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
...
Theo đó, Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền hoặc trong phạm vi lĩnh vực công tác được giao theo dõi, quản lý các loại báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý theo Danh mục B của Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 và các loại báo cáo sau:
- Báo cáo các trường hợp Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội; các trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Toà án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội.
- Báo cáo chuyên đề nghiệp vụ;
- Các văn bản pháp lý do Viện kiểm sát ban hành và văn bản tiếp thu của các ngành;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm theo chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên;
- Báo cáo về kết quả thực hiện các chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội;
- Các báo cáo theo quy định của các quy chế khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
Đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh được giao nhiều lĩnh vực công tác thì phải gửi báo cáo chuyên đề như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh được giao nhiều lĩnh vực công tác thì phải gửi báo cáo chuyên đề như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo chuyên đề như sau:
Báo cáo chuyên đề
...
2. Trường hợp đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được giao nhiều lĩnh vực công tác thì phải gửi báo cáo chuyên đề đến các đơn vị có liên quan của Viện kiểm sát cấp trên. Sau khi nhận được báo cáo chuyên đề, các văn bản pháp lý khác của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên phải kiểm tra ngay, nếu có ý kiến khác thì phải có văn bản chỉ đạo Viện kiểm sát cấp dưới.
Các báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý của Viện kiểm sát cấp dưới gửi các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên, đều phải gửi đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên (trừ những báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý quy định tại điểm 2, 4, 5 và 8 theo Danh mục B của Quy chế này).
...
Theo đó, đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh được giao nhiều lĩnh vực công tác thì phải gửi báo cáo chuyên đề đến các đơn vị có liên quan của Viện kiểm sát cấp trên.
Sau khi nhận được báo cáo chuyên đề, các văn bản pháp lý khác của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên phải kiểm tra ngay, nếu có ý kiến khác thì phải có văn bản chỉ đạo Viện kiểm sát cấp dưới.
Các báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý của Viện kiểm sát cấp dưới gửi các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên, đều phải gửi đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên, trừ những báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý quy định tại điểm 2, 4, 5 và 8 theo Danh mục B của Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017.
Các báo cáo chuyên đề của đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát cấp tỉnh có phải đồng thời gửi lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo chuyên đề như sau:
Báo cáo chuyên đề
...
3. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, báo cáo chuyên đề và các văn bản pháp lý khác theo Danh mục B của Quy chế này của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi cho các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát cấp tỉnh; các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi cho Viện kiểm sát cấp dưới thì phải đồng thời gửi lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp, các đơn vị có liên quan về đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cùng cấp (trừ những báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý quy định tại điểm 2, 4, 5 và 8 theo Danh mục B của Quy chế này).
Như vậy, các báo cáo chuyên đề theo Danh mục B của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát cấp tỉnh thì phải đồng thời gửi lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp, các đơn vị có liên quan về đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cùng cấp, trừ những báo cáo chuyên đề quy định tại điểm 2, 4, 5 và 8 theo Danh mục B của Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.