Đơn vị độ cao sử dụng để liên lạc trên không và mặt đất sẽ được đọc như thế nào? Cách đọc tần số liên lạc như thế nào?

Cho hỏi đơn vị độ cao sử dụng để liên lạc trên không và mặt đất sẽ được đọc như thế nào? Bên cạnh đó thì cách đọc tần số liên lạc trên không và mặt đất trong ngành hàng không dân dụng như thế nào? Câu hỏi của bạn Tuấn đến từ Đồng Nai.

Đơn vị độ cao sử dụng để liên lạc trên không và mặt đất sẽ được đọc như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 238 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Cách phát âm các chữ cái trong liên lạc không - địa
...
2. Các số được sử dụng trong việc phát, đọc các thông tin về độ cao, độ cao mây, tầm nhìn và tầm nhìn RVR trong đó có chứa cụm số hàng trăm và cụm số hàng nghìn sẽ được phát âm từng chữ số trong số cụm số hàng trăm hoặc cụm số hàng nghìn tiếp theo từ “TRĂM” hoặc “NGHÌN” cho phù hợp. Sự kết hợp của cụm số hàng nghìn và cụm số hàng trăm sẽ được phát âm từng chữ số trong số hàng nghìn theo sau là từ “NGHÌN” tiếp theo là hàng trăm theo sau là từ “TRĂM” như sau:

Độ cao

Được phát là

800

Eight hundred (Tám trăm)

3 400

Three thousand four hundred (Ba nghìn bốn trăm)

12 000

One two thousand (Mười hai nghìn)

2 450

Two four five zero meter (hai nghìn bốn trăm năm mươi mét)

Độ cao mây

Được phát là

2 200

4 300

Two thousand two hundred (Hai nghìn hai trăm)

Four thousand three hundred (Bốn nghìn ba trăm)

Tầm nhìn

1 000

700

Được phát là

Visibility one thousand (tầm nhìn một nghìn)

Visibility seven hundred (tầm nhìn bảy trăm)

Tầm nhìn đường cất hạ cánh (RVR)

600

1 700

Được phát là

RVR six hundred (Tầm nhìn đường CHC sáu trăm)

RVR one thousand seven hundred

(Tầm nhìn đường CHC một ngàn bảy trăm)

...

Theo đó, các số được sử dụng trong việc phát, đọc các thông tin về độ cao, độ cao mây, tầm nhìn và tầm nhìn RVR trong đó có chứa cụm số hàng trăm và cụm số hàng nghìn sẽ được phát âm từng chữ số trong số cụm số hàng trăm hoặc cụm số hàng nghìn tiếp theo từ “TRĂM” hoặc “NGHÌN” cho phù hợp.

Sự kết hợp của cụm số hàng nghìn và cụm số hàng trăm sẽ được phát âm từng chữ số trong số hàng nghìn theo sau là từ “NGHÌN” tiếp theo là hàng trăm theo sau là từ “TRĂM” như trên.

Như vậy, các số được sử dụng trong việc phát, đọc các thông tin về độ cao, độ cao mây, tầm nhìn và tầm nhìn RVR trong đó có chứa cụm số hàng trăm và cụm số hàng nghìn sẽ được phát âm từng chữ số trong số cụm số hàng trăm hoặc cụm số hàng nghìn tiếp theo từ “TRĂM” hoặc “NGHÌN” cho phù hợp.

Cho thấy rằng việc đọc các đơn vị độ cao này sẽ được quy định trên trong ngành hàng không dân dụng.

Tần số liên lạc trên không và mặt đất

Tần số liên lạc trên không và mặt đất (Hình từ Internet)

Cách đọc tần số liên lạc trên không và mặt đất trong ngành hàng không dân dụng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 238 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Cách phát âm các chữ cái trong liên lạc không - địa
...
3. Quy định cách đọc tần số liên lạc: trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này, sử dụng tất cả 06 chữ số của chỉ danh nhận dạng kênh liên lạc vô tuyến sử dụng tần số VHF hoặc chỉ sử dụng 04 chữ số đầu tiên nếu cả 02 chữ số thứ năm và thứ sáu là số 0 như sau:

Kênh

Được phát là

118.000

ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO

(Một một tám chấm không)

118.005

ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO ZERO FIVE

(Một một tám chấm không không năm)

118.010

ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO ONE ZERO

(Một một tám chấm không một không)

118.025

ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO TWO FIVE

(Một một tám chấm không hai năm)

118.050

ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO FIVE ZERO

(Một một tám chấm không năm không)

118.100

ONE ONE EIGHT DECIMAL ONE

(Một một tám chấm một)

Theo đó, cách đọc tần số liên lạc: trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này, sử dụng tất cả 06 chữ số của chỉ danh nhận dạng kênh liên lạc vô tuyến sử dụng tần số VHF hoặc chỉ sử dụng 04 chữ số đầu tiên nếu cả 02 chữ số thứ năm và thứ sáu là số 0 như quy định trên.

Như vậy, cách đọc tần số liên lạc trên không và mặt đất trong ngành hàng không dân dụng sẽ được quy định trên như trên.

Cách phát âm thời gian trong ngành hàng không dân dụng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 240 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Cách phát âm thời gian
1. Khi đọc thời gian, tổ lái và kiểm soát viên không lưu yêu cầu đọc phút của giờ và đọc tách biệt từng số. Trong trường hợp có khả năng gây nhầm lẫn, cần phải đọc cả giờ như sau:

Thời gian

Được phát là

0920 (9:20 sáng)

TOO ZE-RO or ZE-RO NIN-er TOO ZE-RO

(Hai không hoặc không chín hai không)

1643 (4:43 chiều)

FOW-er TREE or WUN SIX FOW-er TREE

(Bốn ba hoặc một sáu bốn ba)

2. Tổ lái có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu giờ với cơ sở điều hành bay liên quan. Giờ được tính làm tròn đến 30 giây

Theo đó, khi đọc thời gian, tổ lái và kiểm soát viên không lưu yêu cầu đọc phút của giờ và đọc tách biệt từng số. Trong trường hợp có khả năng gây nhầm lẫn, cần phải đọc cả giờ như trên.

Bên cạnh đó, tổ lái có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu giờ với cơ sở điều hành bay liên quan. Giờ được tính làm tròn đến 30 giây.

Như vậy, cách phát âm thời gian trong ngành hàng không dân dụng thực hiện theo quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

719 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào