Đơn bãi nại là gì? Có thể áp dụng đơn bãi nại đối với những trường hợp nào trong một vụ án hình sự?

Cho tôi hỏi có phải trong mọi vụ án hình sự đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yều cầu khởi tố thì người bị hại đề có thể nộp đơn xin bãi nại hay không? Theo tôi biết thì có một số trường hợp cơ quan điều tra không thể khởi tố vụ án hình sự thì đó là những trường hợp nào? Câu hỏi của anh VT từ TP.HCM

Đơn bãi nại là gì?

Hiện tại trong quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng như các văn bản có liên quan không có quy định rõ về bãi nại, đơn bãi nại.

Tuy nhiên thì bãi nại được hiểu là việc rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án hình sự của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc người bị buộc tội...

Để rút lại yêu cầu khởi kiện thì cá nhân cần phải làm đơn bãi nại để gửi phía Tòa án, cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Trường hợp người làm đơn bãi nại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất,.... thì có thể nhờ người đại diện theo pháp luật thực hiện việc bãi nại.

Đơn bãi nại là gì? Có thể áp dụng đơn bãi nại đối với những trường hợp nào trong một vụ án hình sự?

Đơn bãi nại là gì? Có thể áp dụng đơn bãi nại đối với những trường hợp nào trong một vụ án hình sự? (Hình từ Internet)

Có thể áp dụng đơn bãi nại đối với những trường hợp nào trong vụ án hình sự?

Như đã nói ở trên thì bãi nại là việc người bị hại có yêu cầu khởi tố làm đơn để rút yêu cầu khởi tố đó.

Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự) quy định các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại như sau:

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
...

Theo quy định vừa nêu thì không phải mọi vụ án hình sự đều được đình chỉ khi người bị hại nộp đơn bãi nại.

Chỉ một số vụ án hình sự về các tội danh sau mới được phép nộp đơn bãi nại để đình chỉ vụ án:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạ sức khỏa của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội hiếp dâm (khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội cưỡng dâm (khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội làm nhục người khác (khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội vu khống (khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015);

- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015);

Từ quy định trên ta có thể hiểu, đơn bãi nại chỉ có thể đình chỉ những vụ án có thể được khởi tố dựa trên yêu cầu của người bị hại.

Việc rút yêu cầu khởi tố là hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu của ép buộc hay cưỡng bức sẽ dẫn đến việc đình chỉ vụ án ở mọi giai đoạn của quá trình tố tụng của một vụ án hình sự, nghĩa là bên gây thiệt hại ( người đang bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan khác trong vụ án) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Việc bãi nại chỉ được xem là hợp pháp khi người bị hại thực hiện bại nại một cách tự nguyện, không có dấu hiệu ép buộc hay cưỡng chế.

>>> Có thể tham khảo mẫu đơn bãi nại sau: TẢI VỀ

Cơ quan điều tra không có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết. Cụ thể là các trường hợp sau:

(1) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

(2) Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

- Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

- Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

(3) Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,908 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào