Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế bao gồm những lĩnh vực nào? Nguyên tắc áp dụng Đối xử tối huệ quốc?

Xin cho hỏi: Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế bao gồm những lĩnh vực nào? Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế dựa trên nguyên tắc thế nào? - câu hỏi của anh Dũng (Cần Thơ).

Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế bao gồm những lĩnh vực nào?

Theo khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế gồm các lĩnh vực sau:

- "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tương tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so với hàng hoá tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba.

- "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước thứ ba.

- "Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhà đầu tư của nước thứ ba trong những điều kiện tương tự.

- "Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba.

Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế dựa trên nguyên tắc thế nào?

Theo Điều 4 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:

Nguyên tắc áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.

Căn cứ trên quy định Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế dựa trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.

Bên cạnh đó, theo Điều 6 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định những trường hợp áp dụng Đối xử tối huệ quốc như sau:

Trường hợp áp dụng Đối xử tối huệ quốc
Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử tối huệ quốc trong các trường hợp:
1. Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử tối huệ quốc;
2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử tối huệ quốc;
3. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với Việt Nam;
4. Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.

Như vậy, Nhà nước Việt Nam chỉ áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế trong những trường hợp như sau:

- Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử tối huệ quốc;

- Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử tối huệ quốc;

- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với Việt Nam;

- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.

Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế

Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế (Hình từ Internet)

Ngoại lệ chung về việc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế được quy định như thế nào?

Theo Điều 5 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định ngoại lệ chung về việc áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế như sau:

Ngoại lệ chung
1. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
2. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,685 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào