Đối với văn bản bí mật nhà nước theo hình thức văn bản điện tử có cần phải làm văn bản xác định độ mật hay không?

Cho tôi hỏi trình tự thủ tục xác định độ mật của văn bản bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào? Đối với văn bản bí mật nhà nước theo hình thức văn bản điện tử thì có phải lập văn bản xác định độ mật trước khi tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản hay không? Câu hỏi của anh Phong từ TP.HCM

Việc xác định độ mật của văn bản bí mật nhà nước được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về trình tực thủ tục xác định độ mật của văn bản bí mật nhà nước như sau:

Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
...
3. Trình tự, thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
a) Cán bộ, chiến sĩ khi soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xác định bí mật nhà nước, căn cứ xác định độ mật, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt, ký văn bản hoặc “Văn bản xác định độ mật đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động, hình thức khác chứa bí mật nhà nước” và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu “Bản số”, dấu chỉ độ mật; thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục “nơi nhận” của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu chỉ độ mật theo quy định.
Trường hợp các văn bản có tính chất lặp đi lặp lại như báo cáo chuyên đề, báo cáo định kỳ có cùng một độ mật thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xác định độ mật một lần cho loại văn bản đó.
b) Cán bộ, chiến sĩ khi tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo đề xuất người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này để xác định theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm a khoản này hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức để xác định theo thẩm quyền. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ bảo đảm không để xảy ra lộ, mất trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
...

Theo quy định thì cán bộ, chiến sĩ khi soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người có thẩm quyền để xác định bí mật nhà nước, căn cứ xác định độ mật, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt, ký văn bản;

Hoặc “Văn bản xác định độ mật đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động, hình thức khác chứa bí mật nhà nước” và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu “Bản số”, dấu chỉ độ mật; thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục “nơi nhận” của tài liệu.

Cán bộ, chiến sĩ khi tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo đề xuất người có thẩm quyền.

Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ bảo đảm không để xảy ra lộ, mất trong quá trình tiếp nhận và xử lý.

Đối với văn bản bí mật nhà nước theo hình thức văn bản điện tử có cần phải làm văn bản xác định độ mật hay không?

Đối với văn bản bí mật nhà nước theo hình thức văn bản điện tử có cần phải làm văn bản xác định độ mật hay không? (Hình từ Internet)

Văn bản xác định độ mật đối với văn bản bí mật nhà nước phải được ghi như thế nào để phù hợp với quy định pháp luật?

Theo Phụ lục 1 Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về Văn bản xác định độ mật đối với văn bản bí mật nhà nước theo hình thức văn bản điện tử như sau:

VĂN BẢN XÁC ĐỊNH ĐỘ MẬT ĐỐI VỚI VẬT, ĐỊA ĐIỂM, LỜI NÓI, HOẠT ĐỘNG, HÌNH THỨC KHÁC CHỨA BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Theo phụ lục vừa nêu trên thì văn bản xác định đội mật đối với văn bản bí mật nhà nước được ghi như sau:

(1) Tên cơ quan chủ quản.

(2) Tên cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước.

(3) Ghi theo độ mật của vật, địa điểm, hoạt động, nội dung lời nói hoặc hình thức khác chứa bí mật nhà nước. Trường hợp trong vật, địa điểm, hoạt động, nội dung lời nói chứa nhiều thông tin có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.

(4) Ghi rõ việc xác định độ mật căn cứ vào quy định tại điều, khoản, điểm nào của danh mục bí mật nhà nước cụ thể.

Mẫu này được áp dụng đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc hình thức khác chứa bí mật nhà nước mà không thể đóng dấu độ mật.

Đối với văn bản bí mật nhà nước theo hình thức văn bản điện tử có cần phải làm văn bản xác định độ mật hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước như sau:

Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
1. Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.
...

Theo quy định thì trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định, văn bản xác định độ mật được áp dụng đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc hình thức khác chứa bí mật nhà nước mà không thể đóng dấu độ mật.

Như vậy, đối với văn bản bí mật nhà nước theo hình thức văn bản điện tử không thể đóng dấu độ mật thì cần phải lập văn bản xác định độ mật, sau đó ngày khi đã xác định được độ mật thì người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản điện tử đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

12,660 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào