Đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thì cần đáp ứng những yêu cầu chung gồm những gì?
Đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thì cần đáp ứng những yêu cầu chung gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan;
b) Có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định này, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác.
3. Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác.
4. Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thì cần đáp ứng những yêu cầu chung được quy định như sau:
- Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều này
- Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phải có những bộ phận nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phải có các bộ phận sau:
a) Bộ phận chuyên trách về quản lý công trình;
b) Bộ phận chuyên trách về quản lý nước;
c) Bộ phận chuyên trách về quản lý kinh tế.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác, phải có đơn vị chuyên trách để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đó.
3. Các bộ phận chuyên môn quy định tại Khoản 1 Điều này, phải bố trí 70% số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp trở lên.
Như vậy doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phải có các bộ phận sau:
- Bộ phận chuyên trách về quản lý công trình;
- Bộ phận chuyên trách về quản lý nước;
- Bộ phận chuyên trách về quản lý kinh tế.
Ngoài các bộ phân được quy định như trên thì đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác, phải có đơn vị chuyên trách để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đó
Các bộ phận chuyên môn quy định tại Khoản 1 Điều này, phải bố trí 70% số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp trở lên.
Việc đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Việc đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định theo Điều 11 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) cụ thể:
Đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập làm cơ sở để các cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Theo đó, việc đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định như sau:
- Các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập làm cơ sở để các cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Trước đây, việc đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định như thế nào, giải đáp như sau:
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành khung kế hoạch và khung chương trình, tài liệu đào tạo quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm cơ sở để các trường, cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Như vậy việc đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định như sau:
- Các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành khung kế hoạch và khung chương trình, tài liệu đào tạo quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm cơ sở để các trường, cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.