Đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia ngoài kiểm tra hàng ngày và định kỳ thì còn phải thực hiện kiểm tra những nội dung gì?
- Yêu cầu về cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng đối với thóc tẻ xuất kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo thực hiện như thế nào?
- Ngoài việc kiểm tra thóc tẻ dự trữ quốc gia theo hàng ngày và định kỳ thì còn phải thực hiện kiểm tra gì nữa không?
- Lập phiếu kiểm tra chất lượng thóc tẻ dự trữ quốc gia khi nhập kho thực hiện thế nào?
Yêu cầu về cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng đối với thóc tẻ xuất kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia có quy định về chất lượng thóc xuất kho dự trữ quốc gia như sau:
* Yêu cầu cảm quan
- Màu sắc: Hạt thóc có màu sắc đặc trưng của giống.
- Mùi: Có mùi tự nhiên của thóc, không có mùi lạ.
- Trạng thái: Hạt mẩy, vỏ trấu không bị nứt, hở.
- Sinh vật hại: Thóc không bị nấm men, nấm mốc, không có côn trùng sống, nhện nhỏ và sinh vật hại khác nhìn thấy bằng mắt thường.
* Yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng
Thóc xuất kho phải đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định tại Bảng 2.
Chỉ tiêu chất lượng - Mức yêu cầu
- Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn: 14,0
Đối với thóc xuất kho tại miền Nam: 14,5
- Tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn: 3,0
- Hạt xanh non, % khối lượng, không lớn hơn: 6,0
- Hạt hư hỏng, % khối lượng, không lớn hơn: 3,0
- Hạt vàng, % khối lượng, không lớn hơn: 1,25
- Hạt bạc phấn, % khối lượng, không lớn hơn: 7,0
- Hạt lẫn loại, % khối lượng, không lớn hơn: 9,0
- Hạt đỏ, % khối lượng, không lớn hơn: 5,0
- Hạt rạn nứt, % khối lượng, không lớn hơn: 12,0
- Tỷ lệ gạo lật, % khối lượng, không nhỏ hơn: 77,0"
Như vậy chất lượng của thóc tẻ dự trữ quốc gia thực hiện việc xuất kho cần đảm bảo yêu cầu cảm quan và yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng cũng như các mức yêu cầu.
Thóc tẻ dự trữ quốc gia (Hình từ Internet)
Ngoài việc kiểm tra thóc tẻ dự trữ quốc gia theo hàng ngày và định kỳ thì còn phải thực hiện kiểm tra gì nữa không?
Về việc kiểm tra bất thường đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia cần đảm bảo thực hiện theo Mục 4.4.7.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định như sau:
"4.4.7. Công tác kiểm tra
4.4.7.1. Kiểm tra hàng ngày
- Đối với thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp: Hàng ngày theo dõi độ kín của lô thóc; trước mỗi lần hút khí ghi chép mức độ chênh lệch cột nước.
- Đối với thóc bảo quản bổ sung khí N2: Kiểm tra phát hiện các diễn biến bất thường về mức độ căng phồng của màng phủ lô thóc. Xác định nguyên nhân màng bị thủng, rò rỉ khí và có giải pháp khắc phục kịp thời.
- Theo dõi và ghi chép nhiệt độ khối hạt và quan sát hiện tượng đọng sương (nếu có).
4.4.7.2. Kiểm tra định kỳ
- Hàng tháng, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan màu sắc, mùi, côn trùng sống, tình trạng nấm mốc, độ ẩm và hạt vàng của lô thóc.
- Đối với thóc bảo quản bổ sung khí N2: Mỗi tháng kiểm tra nồng độ khí N2 trong lô thóc một lần, theo dõi diễn biến của nồng độ khí có trong lô thóc để kịp thời có biện pháp xử lý.
- Hàng quý, lấy mẫu đưa về đơn vị dự trữ quốc gia kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan màu sắc, mùi, côn trùng sống, tình trạng nấm mốc, độ ẩm và hạt vàng của lô thóc.
.4.7.3. Kiểm tra bất thường
Kiểm tra tình hình chất lượng, công tác bảo quản khi có sự cố xảy ra hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
..."
Như vậy ngoài vệc kiểm tra thóc tẻ dự trữ quốc gia theo hàng ngày và định kỳ thì còn thực hiện công tác kiểm tra bất thường, kiểm tra tình hình chất lượng, công tác bảo quản khi có sự cố xảy ra hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
Lập phiếu kiểm tra chất lượng thóc tẻ dự trữ quốc gia khi nhập kho thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Mục 5.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định về lập phiếu kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thóc nhập kho dự trữ quốc gia như sau:
"5.2. Lập phiếu kiểm tra chất lượng thóc nhập kho
Việc kiểm tra chất lượng thóc nhập kho do các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc thực hiện tại cửa kho dự trữ.
- Trước khi cân nhập, kỹ thuật viên phối hợp cùng thủ kho trực tiếp lấy mẫu đại diện của chuyến hàng để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng. Nếu các chỉ tiêu chất lượng đảm bảo theo quy định tại khoản 2.1 của Quy chuẩn thì kỹ thuật viên lập phiếu kiểm tra chất lượng, thóc đủ tiêu chuẩn nhập kho dự trữ. Nếu có bất kỳ một chỉ tiêu chất lượng không đảm bảo theo quy định tại khoản 2.1 của Quy chuẩn thì lô thóc không đủ tiêu chuẩn nhập kho dự trữ.
- Kỹ thuật viên lập phiếu kiểm tra chất lượng cho chuyến hàng có chất lượng đạt tiêu chuẩn nhập kho (hướng dẫn tại mẫu C77-HD ban hành theo Thông tư số 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia). Thủ kho căn cứ phiếu kiểm tra tiến hành cân nhập. Trong lúc cân nhập, thủ kho kiểm tra nhanh các chỉ tiêu chất lượng. Nếu không thống nhất với kết quả trong phiếu kiểm tra, thủ kho có quyền đề nghị Lãnh đạo đơn vị cho tạm dừng cân nhập để kiểm tra lại.
..."
Như vậy, việc kiểm tra chất lượng thóc nhập kho do các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc thực hiện tại cửa kho dự trữ.
Nếu các chỉ tiêu chất lượng đảm bảo theo quy định tại Mục 2.1 Quy chuẩn này thì kỹ thuật viên lập phiếu kiểm tra chất lượng, thóc đủ tiêu chuẩn nhập kho dự trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.