Đối với sản phẩm thuốc lá có các biện pháp nào được áp dụng để kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước?
Đối với sản phẩm thuốc lá có các biện pháp nào được áp dụng để kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước?
Tại Điều 22 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định như sau:
Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước
1. Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước bao gồm các biện pháp sau đây:
a) Quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch trên bao bì thuốc lá;
c) Quản lý năng lực máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá;
d) Quản lý nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá;
đ) Quản lý nguồn gốc, sự di chuyển và tính hợp pháp của thuốc lá.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương công bố công khai sản lượng được phép sản xuất và nhập khẩu thuốc lá để tiêu thụ trong nước của từng doanh nghiệp phù hợp với năng lực sản xuất và nhu cầu của thị trường.
3. Chính phủ quy định cụ thể biện pháp quản lý máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu và giấy cuốn điếu thuốc lá.
Theo đó để kiểm soát sản lượng sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước có thể áp dụng các biện pháp:
- Quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu;
- Dán tem hoặc in mã số, mã vạch trên bao bì thuốc lá;
- Quản lý năng lực máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá;
- Quản lý nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá;
- Quản lý nguồn gốc, sự di chuyển và tính hợp pháp của thuốc lá.
Sản phẩm thuốc lá (Hình từ Internet)
Có quy định về số lượng điếu thuốc lá có trong một bao thuốc hay không?
Tại Điều 24 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về số lượng điếu thuốc lá như sau:
Số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói
Sau 03 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, số lượng điếu thuốc lá đóng gói trong 01 bao thuốc lá không được ít hơn 20 điếu, trừ thuốc lá xì gà và thuốc lá được sản xuất để xuất khẩu.
Theo đó hiện nay không quy định cụ thể về số lượng điếu thuốc lá được có trong bao thuốc, tuy nhiên có quy định số lượng điếu thuốc lá đóng gói trong 01 bao thuốc lá không được ít hơn 20 điếu, trừ thuốc lá xì gà và thuốc lá được sản xuất để xuất khẩu.
Để phòng chống các sản phẩm thuốc lá nhập lậu có các biện pháp nào được áp dụng?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Phòng, chống thuốc lá 2012 quy định để phòng chống các sản phẩm thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
- Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
- Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
- Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.
- Việc xử lý đối với thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
- Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
Bên cạnh đó tại Điều 27 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả như sau:
Trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả
1. Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.