Đối với lợn chết nghi mắc bệnh phó thương hàn lợn thì có thể sử dụng bộ phận nào để làm mẫu bệnh phẩm?

Đối với lợn chết nghi mắc bệnh phó thương hàn lợn thể viêm ruột thì cần phải lấy bộ phận nào ở lợn để làm mẫu bệnh phẩm tiến hành chẩn đoán bệnh, tránh cho việc bệnh lây lan sang những cá thể khỏe mạnh khác? Câu hỏi của anh Bảo từ Trảng Bàng.

Bệnh phó thương hàn lợn là bệnh truyền nhiễm do loại vi khuẩn nào gây nên?

Bệnh phó thương hàn lợn là bệnh truyền nhiệm do loại vi khuẩn nào gây nên?

Bệnh phó thương hàn lợn là bệnh truyền nhiệm do loại vi khuẩn nào gây nên? (Hình từ Internet)

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về bệnh phó thương hàn lợn như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh phó thương hàn lợn (Salmonellosis in pig)
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gây ra với các thể bệnh chủ yếu là bại huyết do Salmonella choleraesuis (S. choleraesuis) chủng Kunzendorf và viêm ruột do Salmonella typhimurium (S. typhimurium).
Ngoài ra, Salmonella typhisuis (S. typhisuis), Salmonella enteritidis (S. enteritidis), Salmonella dublin (S. dublin), Salmonella derby (S. derby), Salmonella heidelberg (S. heidelberg) cũng có thể gây bệnh nhưng bệnh thường biểu hiện thoáng qua hoặc ở dạng nhiễm khuẩn cục bộ như viêm phổi, viêm màng não, ỉa chảy, hoặc viêm hạch lâm ba.
Đặc biệt các chủng S. typhimurium, S. enteritidis có khả năng gây bệnh trên người.
Vi khuẩn Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae, là vi khuẩn gram âm, có khả năng di động, hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện và không hình thành nha bào. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên, chủ yếu là kháng nguyên thân O (kháng nguyên O), kháng nguyên lông H (kháng nguyên H). Vi khuẩn Salmonella được chia thành các nhóm và các typ huyết thanh. Hiện nay đã phát hiện được trên 2400 typ huyết thanh.

Theo đó, bệnh phó thương hàn lợn là bệnh truyền nhiễm do do vi khuẩn Salmonella gây ra với các thể bệnh chủ yếu là bại huyết do Salmonella choleraesuis (S. choleraesuis) chủng Kunzendorf và viêm ruột do Salmonella typhimurium (S. typhimurium).

Ngoài ra, Salmonella typhisuis (S. typhisuis), Salmonella enteritidis (S. enteritidis), Salmonella dublin (S. dublin), Salmonella derby (S. derby), Salmonella heidelberg (S. heidelberg) cũng có thể gây bệnh nhưng bệnh thường biểu hiện thoáng qua hoặc ở dạng nhiễm khuẩn cục bộ như viêm phổi, viêm màng não, ỉa chảy, hoặc viêm hạch lâm ba.

Vi khuẩn Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae, là vi khuẩn gram âm, có khả năng di động, hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện và không hình thành nha bào. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên, chủ yếu là kháng nguyên thân O (kháng nguyên O), kháng nguyên lông H (kháng nguyên H). Vi khuẩn Salmonella được chia thành các nhóm và các typ huyết thanh. Hiện nay đã phát hiện được trên 2400 typ huyết thanh.

Bệnh phó thương hàn lợn thường xảy ra chủ yếu ở độ tuổi nào ở lợn?

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về chẩn đoán lâm sàng như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn con sau cai sữa.
- Lợn khỏe có thể mang mầm bệnh và vi khuẩn thường cư trú tại hạch amidan và các tổ chức lâm ba
- Nguồn lây nhiễm chủ yếu là qua phân của lợn bệnh và lợn mang mầm bệnh.
- Bệnh có tính chất lây lan cục bộ địa phương.
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Thể bại huyết
- Thể bệnh này thường gặp ở lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi.
- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là lợn ủ rũ, bỏ ăn, nằm rúc đầu vào góc chuồng, một vài lợn chết có biểu hiện tím tái ở bốn chân và vùng bụng.
- Lợn sốt cao từ 40,5 °C đến 41,5 °C.
- Ho nhẹ, khó thở.
- Tỷ lệ chết cao.
- Lợn trưởng thành khi mắc thể bệnh này thường chết đột ngột hoặc sảy thai.
Thể viêm ruột
- Thể bệnh này thường gặp ở lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi.
- Lợn ỉa chảy phân loãng màu vàng có khi dính máu, màng nhày và fibrin, có thể bị đi bị lại vài lần và kéo dài đến vài tuần.
- Lợn mất nước, gầy, sốt từng cơn.
- Tỉ lệ chết thấp và chỉ xảy ra sau khi đi ỉa chảy vài tuần, còn phần lớn các lợn có thể hồi phục và trở thành vật mang trùng.
5.1.3. Bệnh tích đại thể
Thể bại huyết
- Tím tái ở tai, chân, đuôi, bụng.
- Lách, hạch màng treo ruột sưng to.
- Gan có các điểm hoại tử nhỏ.
- Phổi xung huyết, xuất huyết.
- Có khi có xuất huyết điểm ở miền vỏ thận, hoại tử ở ruột non.
Thể viêm ruột
- Tổn thương chủ yếu là hoại tử điểm hay tràn lan ở ruột già (kết tràng hoặc manh tràng). Hoại tử có khi có dạng loét cúc áo.
- Niêm mạc ruột dày lên phủ dịch nhày màu đỏ có những mảnh màu vàng xám.
- Hạch màng treo ruột và đặc biệt là hạch hồi mang tràng sưng to.
...

Theo tiêu chuẩn trên thì bệnh phó thương hàn lợn xảy ra chủ yếu ở lợn con sau cai sữa. Lợn khỏe có thể mang mầm bệnh và vi khuẩn thường cư trú tại hạch amidan và các tổ chức lâm ba

Nguồn lây nhiễm chủ yếu là qua phân của lợn bệnh và lợn mang mầm bệnh. Bệnh phó thương hàn lợn có tính chất lây lan cục bộ địa phương.

Đối với lợn chết nghi mắc bệnh phó thương hàn lợn thì có thể sử dụng bộ phận nào để làm mẫu bệnh phẩm?

Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
Lợn chết nghi mắc bệnh thể bại huyết lấy bệnh phẩm là: máu, lách, gan, phổi. Mỗi loại bệnh phẩm được lấy vô trùng từ 50 g đến 100 g.
Lợn chết nghi mắc bệnh thể viêm ruột lấy bệnh phẩm là ruột hoặc chất chứa ruột vùng hồi tràng, hạch lympho vùng hồi manh tràng.
Lợn sống: lấy mẫu là phân trực tràng (lấy khoảng 10 g), dịch ngoáy họng vùng amidan.
Cho mỗi loại bệnh phẩm vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
...

Như vậy, đối với lợn chết nghi mắc bệnh phó thương hàn lợn thể viêm ruột lấy mẫu bệnh phẩm là ruột hoặc chất chứa ruột vùng hồi tràng, hạch lympho vùng hồi manh tràng để chẩn đoán bệnh tại phòng thí nghiệm.

Cho mỗi mẫu bệnh phẩm vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,307 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào