Đối với đất ở có ao của hộ gia đình thì xác định phần diện tích đất ở như thế nào trong trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không thể hiện rõ diện tích đất ở?

Đối với đất ở có ao hồ thì xác định phần diện tích đất ở như thế nào trong trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không thể hiện rõ diện tích đất ở? Trường hợp nào hồ, ao trong phần diện tích đất ở của hộ gia đình không được phép san lấp? Câu hỏi của anh Khương đến từ Bình Thuận.

Đất ao hồ hộ gia đình có được xem là đất ở theo quy định của pháp luật hay không?

Căn cứ Điều 17 Quyết định 12/2017/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Quyết định 26/2022/QĐ-UBND) quy định về đất ao của hộ gia đình như sau:

Điều 17. Loại đất vườn, ao hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được xem xét chuyển mục đích sử dụng sang đất ở là đất thuộc trường hợp theo quy định tại Khoản 4, Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
UBND cấp huyện xem xét, cho phép chuyển mục đích sang đất ở với diện tích tối đa không quá 01 lần hạn mức công nhận đất ở do UBND Thành phố quy định.

Dẫn chiếu khoản 4 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về xác định diện tích đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở như sau:

Xác định diện tích đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở
...
4. Phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở quy định tại Điều 103 của Luật Đất đai và Khoản 3 Điều này, hiện đang là vườn, ao mà người sử dụng đất đề nghị được công nhận là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mục đích đó và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
...

Theo quy định trên thì đất ao hồ của hộ gia đình có thể được đề nghị công nhận là đất ở và đất phi nông nghiệp khác.

Đối với đất ở có ao của hộ gia đình thì xác định phần diện tích đất ở như thế nào trong trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không thể hiện rõ diện tích đất ở?

Đối với đất ở có ao của hộ gia đình thì xác định phần diện tích đất ở như thế nào trong trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không thể hiện rõ diện tích đất ở? (Hình từ Internet)

Đối với đất ở có ao hồ thì xác định phần diện tích đất ở như thế nào trong trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không thể hiện rõ diện tích đất ở?

Căn cứ Điều 103 Luật Đất đai 2013 quy định về xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao như sau:

Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao
1. Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.
2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.
3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;
b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;
c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.
6. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không thể hiện rõ diện tích đất ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình.

Trường hợp nào hồ, ao trong phần diện tích đất ở của hộ gia đình không được phép san lấp?

Căn cứ khoản 7 Điều 60 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo như sau:

Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo
...
7. Hồ, ao, đầm, phá không được san lấp để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trong phạm vi địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Theo đó, nếu phần ao, hồ trong phần diện tích đất ở của hộ gia đình được dùng để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước thì không được phép san lấp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,569 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào