Đối với công trình thủy lợi thì thành phần và nội dung thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống quan trắc phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Đối với công trình thủy lợi thì thành phần và nội dung thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống quan trắc phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Tiêu chí đánh giá công trình dựa trên số liệu quan trắc đối với công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
- Quan trắc độ mở cống, tràn (khi vận hành đóng mở) đối với công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Đối với công trình thủy lợi thì thành phần và nội dung thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống quan trắc phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:
Yêu cầu về thành phần và nội dung thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống quan trắc
7.1 Công tác thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống quan trắc chỉ thực hiện trong bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 3 bước; hoặc bước thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 2 bước; hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình thiết kế 1 bước. Đối với các bước thiết kế còn lại không tiến hành lập hồ sơ thiết kế thi công lắp đặt hệ thống quan trắc mà chỉ tiến hành xác định khối lượng thiết bị làm cơ sở lập tổng mức dự toán đầu tư công trình.
7.2 Nội dung quan trắc trong thiết kế phải tuân thủ theo quy định tại điều 5.1.
7.3 Thiết kế hệ thống quan trắc phải phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn thiết kế, thực hiện theo điều 5.3.
7.4 Thành phần, số lượng, vị trí lắp đặt từng loại thiết bị quan trắc trong quá trình thiết kế phải tuân theo quy định tương ứng nêu tại điều 6.
7.5 Thành phần và nội dung hồ sơ thiết kế thi công lắp đặt hệ thống quan trắc tham khảo theo Phụ lục D.
Như vậy đối với công trình thủy lợi thì thành phần và nội dung thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống quan trắc phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Công tác thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống quan trắc chỉ thực hiện trong bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 3 bước; hoặc bước thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 2 bước; hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình thiết kế 1 bước.
Đối với các bước thiết kế còn lại không tiến hành lập hồ sơ thiết kế thi công lắp đặt hệ thống quan trắc mà chỉ tiến hành xác định khối lượng thiết bị làm cơ sở lập tổng mức dự toán đầu tư công trình.
- Nội dung quan trắc trong thiết kế phải tuân thủ theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021.
- Thiết kế hệ thống quan trắc phải phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn thiết kế, thực hiện theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021.
- Thành phần, số lượng, vị trí lắp đặt từng loại thiết bị quan trắc trong quá trình thiết kế phải tuân theo quy định tương ứng nêu tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021.
- Thành phần và nội dung hồ sơ thiết kế thi công lắp đặt hệ thống quan trắc tham khảo theo Phụ lục D Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá công trình dựa trên số liệu quan trắc đối với công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.10 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:
Thiết kế và lắp đặt thiết bị quan trắc
...
6.10 Tiêu chí đánh giá công trình dựa trên số liệu quan trắc
6.10.1 Thiết kế cần căn cứ vào các tính toán để đưa ra tiêu chí đánh giá công trình theo các nhóm: tiêu chí lũ, tiêu chí địa chất - địa chấn, tiêu chí thấm và tiêu chí kết cấu - ổn định.
6.10.2 Dựa vào số liệu quan trắc, đối chiếu với các tiêu chí để tiến hành đánh giá an toàn công trình theo TCVN 11699.
Như vậy tiêu chí đánh giá công trình dựa trên số liệu quan trắc đối với công trình thủy lợi được quy định cụ thể như trên.
Quan trắc độ mở cống, tràn (khi vận hành đóng mở) đối với công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.9 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:
Thiết kế và lắp đặt thiết bị quan trắc
...
6.9 Quan trắc độ mở cống, tràn (khi vận hành đóng mở)
6.9.1 Đối với quan trắc thủ công
Bố trí các cột đo nước (thủy chí) hoặc sơn kẻ vạch lên kết cấu bê tông tại vị trí cửa cổng và tràn. Quan trắc bằng trực quan hoặc đo bằng thước dây. Hình thức bố trí cột thủy chí thực hiện theo quy định tại điều 6.1.2.
6.9.2 Đối với quan trắc tự động
6.9.2.1 Thiết bị quan trắc tự động là các cảm biến đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại điều 5.2.2.
6.9.2.2 Hình thức lắp đặt tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
1) Với cửa van cung, cảm biến sử dụng loại áp lực thủy tĩnh để giảm sai số do rung lắc và hoạt động tốt trong môi trường ẩm ướt trong quá trình cửa vận hành. Cảm biến đo góc có thể được nghiên cứu áp dụng nhằm xác định góc vận hành của các loại cửa có trục xoay khi đủ điều kiện kết hợp với các thông số thiết kế của cửa van để tính toán ra độ mở.
2) Với cửa van dạng phẳng:
- Loại cửa vận hành bằng thủy lực hoặc tời kéo, sử dụng loại cảm biến đo dịch chuyển thẳng có dây kéo được bảo vệ trong cơ cấu pit tông - xi lanh làm bằng thép không rỉ.
- Loại cửa vận hành bằng máy đóng mở kiểu trục vít, sử dụng loại cảm biến đo dịch chuyển trục vít bằng bánh răng.
3) Với cửa van côn, sử dụng loại cảm biến đo dịch chuyển thẳng có dây kéo sử dụng loại có khả năng ngập nước hoặc phải có cơ cấu dẫn hướng lên vị trí không bị ngập.
6.9.2.3 Đối với trạm quan trắc, để tránh ảnh hưởng của sét lan truyền nên ưu tiên sử dụng nguồn điện từ pin năng lượng mặt trời với công suất phù hợp, ngoài ra bố trí nguồn điện dự phòng để hoạt động trong thời gian mưa bão, ngoài ra bố trí nguồn điện lưới để dự phòng. Có thể kết nối các cảm biến của nhiều cửa van vào một trạm quan trắc tự động nhưng các cảm biến này phải nằm cách trạm không quá 5 m.
...
Như vậy quan trắc độ mở cống, tràn (khi vận hành đóng mở) đối với công trình thủy lợi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.