Đối với công trình thủy lợi thì khi lấy mẫu nõn khoan được thực hiện theo quy trình như thế nào? Và tỉ lệ mẫu nõn khoan được tính như thế nào?
- Đối với công trình thủy lợi thì khi lấy mẫu nõn khoan được thực hiện theo quy trình như thế nào?
- Đối với công trình thủy lợi khi xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn phải tuân theo những quy định nào?
- Tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan và chỉ số chất lượng mẫu nõn đá từng hiệp khoan đối với công trình thủy lợi được tính như thế nào?
Đối với công trình thủy lợi thì khi lấy mẫu nõn khoan được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Căn cứ theo tiết 6.4.1 tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.4 Quy trình lấy, xếp mẫu và cách tính tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan
6.4.1 Quy trình lấy mẫu nõn khoan
1) Xác định chiều sâu kết thúc hiệp khoan phù hợp với yêu cầu trong phương án kỹ thuật khảo sát hoặc phù hợp với từng phương pháp khoan và địa tầng;
2) Đối với địa tầng là đất, để tiến hành lấy mẫu nõn, cần tiến hành dừng bơm, khoan cắt bằng cách cho quay bộ dụng cụ khoan tại chỗ với tốc độ thấp trong khoảng từ 1 phút đến 2 phút, sau đó nâng bộ dụng khoan lên khỏi hố khoan;
3) Đối với địa tầng là cát sỏi, đất yếu để tiến hành lấy mẫu nõn, cần tiến hành dừng khoan đột ngột và nâng bộ dụng cụ khoan lên khỏi hố khoan;
4) Đối với địa tầng là đá thực hiện theo các bước sau:
- Dừng khoan, nâng bộ dụng cụ khoan lên khỏi đáy hố khoan một đoạn bằng 0,1 m;
- Bơm rửa sạch mùn khoan trong hố khoan (sử dụng lưu lượng bơm rửa lớn hơn khi khoan, thời gian bơm rửa từ 10 phút đến 45 phút tùy thuộc độ sâu và độ bẩn của hố khoan (10 phút nếu ít bẩn và chiều sâu hố khoan nhỏ hơn 30 m; 45 phút nếu bẩn nhiều và chiều sâu hố khoan lớn hơn 50 m));
- Chèn chặt nõn đá ở đáy mũi khoan bằng vòng chèn (khi khoan 2 nòng) hoặc dùng hạt chèn (khi khoan 1 nòng), quay và dừng đột ngột bộ khoan để bẻ nõn đá;
- Kéo bộ dụng cụ lên, lấy nõn đá ra khỏi ống mẫu.
5) Khi lấy nõn khoan ra khỏi ống mẫu (khi khoan đất đá) hoặc ống múc có bản lề (khi khoan cát sỏi) phải đặc biệt chú ý chiều hướng và thứ tự của từng thỏi nõn: thỏi và đầu thỏi nõn ra trước ở dưới, thỏi và đầu thỏi nõn ra sau ở trên, xếp ngay vào hòm nõn.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi thì khi lấy mẫu nõn khoan được thực hiện theo quy trình sau:
- Xác định chiều sâu kết thúc hiệp khoan phù hợp với yêu cầu trong phương án kỹ thuật khảo sát hoặc phù hợp với từng phương pháp khoan và địa tầng;
- Đối với địa tầng là đất, để tiến hành lấy mẫu nõn, cần tiến hành dừng bơm, khoan cắt bằng cách cho quay bộ dụng cụ khoan tại chỗ với tốc độ thấp trong khoảng từ 1 phút đến 2 phút, sau đó nâng bộ dụng khoan lên khỏi hố khoan;
- Đối với địa tầng là cát sỏi, đất yếu để tiến hành lấy mẫu nõn, cần tiến hành dừng khoan đột ngột và nâng bộ dụng cụ khoan lên khỏi hố khoan;
- Đối với địa tầng là đá thực hiện theo các bước được quy định;
- Khi lấy nõn khoan ra khỏi ống mẫu (khi khoan đất đá) hoặc ống múc có bản lề (khi khoan cát sỏi) phải đặc biệt chú ý chiều hướng và thứ tự của từng thỏi nõn.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Đối với công trình thủy lợi khi xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn phải tuân theo những quy định nào?
Căn cứ theo tiết 6.4.2 tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.4 Quy trình lấy, xếp mẫu và cách tính tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan
...
6.4.2 Quy định xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn
1) Nõn khoan xếp vào hòm nõn theo chiều từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (nhìn ngang hòm nõn), có vách ngăn phân ranh giới nõn đá giữa các hiệp khoan; ghi số thứ tự từng thỏi nõn, số thứ tự và độ sâu từng hiệp khoan và ghi hòm nõn ngay để tránh nhầm lẫn;
2) Đo lại độ sâu thực tế đáy hố khoan sau khi đã lấy nõn, rồi mới được khoan hiệp tiếp theo, ghi số đo vào sổ khoan để tính chiều sâu lấy nõn (Độ sâu thực tế sau khi lấy nõn giảm ∆Li so với chiều sâu kết thúc hiệp khoan do bẻ nõn chưa hết hoặc do thỏi nõn đáy hiệp khoan thứ i bị tụt trong quá trình kéo ống mẫu lên);
3) Quy cách hòm nõn, ghi chép chụp ảnh và bảo quản nõn khoan phải thực hiện theo quy định của TCVN 9140.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi khi xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn phải tuân theo những quy định như trên.
Tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan và chỉ số chất lượng mẫu nõn đá từng hiệp khoan đối với công trình thủy lợi được tính như thế nào?
Căn cứ theo tiết 6.4.3 tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.4 Quy trình lấy, xếp mẫu và cách tính tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan
...
6.4.3 Cách tính tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan và chỉ số chất lượng mẫu nõn đá (RQD) từng hiệp khoan
1) Tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan (N) tính theo công thức (9) là tỷ lệ tính bằng phần trăm (%) giữa chiều dài mẫu nõn khoan lấy lên được sau khi đã xếp đúng theo cấu trúc tự nhiên của nó (La, tính bằng centimét) so với chiều dài hiệp khoan đã lấy nõn (Lb, tính bằng centimét);
N = (La / Lb).100% (9)
La = Li + ∆Li - 1 - ∆Li (10)
Trong đó:
N là tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan, tính bằng %;
La là chiều dài mẫu nõn khoan, tính bằng cm;
Lb là chiều dài hiệp khoan đã lấy nõn, tính bằng cm;
Li là chiều dài hiệp khoan thứ i, tính bằng cm;
∆Li - 1 là chiều dài nõn đá sót lại của hiệp khoan trước (do tụt xuống khi nâng ống mẫu, hoặc do hiệp khoan trước kẹp bẻ nõn không hết), tính bằng cm;
∆Li là chiều dài nõn đá sót lại của hiệp khoan đang tính, bằng hiệu số chiều sâu đo khi kết thúc hiệp khoan với chiều sâu thực tế đáy hố khoan sau khi đã lấy nõn, tính bằng cm;
2) Chỉ số chất lượng mẫu nõn đá - Rock quality designation (viết tắt là RQD) tính bằng thương số giữa tổng chiều dài các thỏi nõn đá dài ≥ 10 cm (Lc, tính bằng cm) của hiệp khoan so với chiều dài hiệp khoan đã lấy nõn (Lb, tính bằng cm) nhân với 100% theo công thức (11).
RQD = (Lc / Lb).100% (11)
Như vậy tỷ lệ lấy mẫu nõn khoan và chỉ số chất lượng mẫu nõn đá từng hiệp khoan đối với công trình thủy lợi được tính như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.