Đối với công trình thủy lợi nhỏ về hệ thống tưới tiêu, tiết kiệm nước thì sẽ được cơ quan nhà nước hỗ trợ tối đa bao nhiêu kinh phí để thực hiện?
Thủy lợi nhỏ là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về thủy lợi nhỏ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước có quy mô nhỏ hơn: 20 ha đối với vùng miền núi cả nước; 50 ha đối với vùng Trung du, Tây Nguyên; 100 ha đối với vùng đồng bằng; 300 ha đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng là việc áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn hoặc tưới ướt - khô xen kẽ cho cây lúa phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp.
Theo quy định trên thì thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước có quy mô nhỏ hơn: 20 ha đối với vùng miền núi cả nước; 50 ha đối với vùng Trung du, Tây Nguyên; 100 ha đối với vùng đồng bằng; 300 ha đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Đối với công trình thủy lợi nhỏ về hệ thống tưới tiêu, tiết kiệm nước thì sẽ được cơ quan nhà nước hỗ trợ tối đa bao nhiêu kinh phí để thực hiện?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như sau:
Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
1. Nội dung chính sách hỗ trợ:
a) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha;
b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí để san phẳng đồng ruộng, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ha.
2. Điều kiện hỗ trợ:
Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đối với cá nhân: Quy mô khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 0,1 ha trở lên; việc hỗ trợ cho cá nhân được thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở;
b) Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở: Quy mô khu tưới phải đạt từ 02 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 01 ha trở lên và phải có hợp đồng liên kết với hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất;
c) Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ các loại cây trồng là cây chủ lực của quốc gia, địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền.
Như vậy, thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở khi thực hiện xây dựng công trình thủy lợi nhỏ về hệ thống tưới tiêu, tiết kiệm nước thì sẽ được cơ quan nhà nước hỗ trợ:
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha;
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí để san phẳng đồng ruộng, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, để được nhận hỗ trợ thì các thành viên của tổ chức công trình thủy lợi cơ sở (cá nhân) cần phải đáp ứng một số điều kiện như:
- Quy mô khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 0,1 ha trở lên; việc hỗ trợ cho cá nhân được thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở;
- Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ các loại cây trồng là cây chủ lực của quốc gia, địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện công trình thủy lợi nhỏ về hệ thống tưới tiêu, tiết kiệm nước cần những gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện công trình thủy lợi nhỏ về hệ thống tưới tiêu, tiết kiệm nước như sau:
Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ được phê duyệt;
c) Biên bản nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Thủ tục nhận hỗ trợ:
a) Đối với các công trình được hỗ trợ từ nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình, dự án: Việc thanh toán, giải ngân thực hiện theo các quy định của chương trình, dự án đó;
b) Đối với các công trình được hỗ trợ từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương: Tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân đầu tư xây dựng công trình lập 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ (bản chính) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thanh toán giải ngân vốn hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình theo kế hoạch dự toán được phân bổ.
Từ quy định trên thì hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện công trình thủy lợi nhỏ sẽ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP;
- Hồ sơ được phê duyệt;
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
* Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ được thể hiện như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.