Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén trước khi hồ tích nước để vận hành công trình thì cần hoàn thành những công việc nào?

Em ơi cho anh hỏi: Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén trước khi hồ tích nước để vận hành công trình thì cần hoàn thành những công việc nào? Và việc tích nước vận hành và tích nước thời kỳ thi công được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Quang Nhật đến từ Đà Nẵng.

Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén trước khi hồ tích nước để vận hành công trình thì cần hoàn thành những công việc nào?

Căn cứ theo tiết 18.1.2 tiểu mục 18.1 Mục 18 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Tích nước vận hành công trình
18.1 Các yêu cầu chung khi tích nước
18.1.1 Chỉ được phép tích nước khi các hạng mục công trình đã được thi công hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, đảm bảo an toàn với cột nước tích trong hồ và được chủ đầu tư cho phép.
18.1.2 Trước khi hồ tích nước phải hoàn thành các công việc sau đây:
1) Xác định phạm vi ngập nước của hồ chứa bao gồm vùng ngập thường xuyên và vùng bán ngập có thể khai thác;
2) Chặt dọn rừng, vệ sinh lòng hồ, khai thác triệt để tài nguyên khoáng sản hoặc bảo vệ các mỏ khoáng sản có ích (nếu có), bảo tồn đất nông nghiệp ở mức cao nhất có thể, bảo vệ hoặc di chuyển các công trình văn hóa, di tích lịch sử ở trong vùng ngập của lòng hồ;
3) Di dân lòng hồ;
4) Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn gen và các loại tài nguyên sinh học khác;
5) Tạo điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu giao thông thủy (nếu có);
6) Dự kiến các biện pháp khắc phục khối than bùn và các khối vật chất khác (nếu có) bị đẩy nổi khi hồ tích nước;
7) Chủ động xử lý nguồn gây ô nhiễm nằm trong phạm vi ngập nước của lòng hồ.
8) Kiểm tra toàn bộ chất lượng đất đắp của đập tại các độ sâu khác nhau.
18.1.3 Tích nước vận hành phải tiến hành theo quy trình tích nước được quy định trong hồ sơ thiết kế để thử tải công trình, theo dõi tình trạng làm việc của đập.
...

Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén trước khi hồ tích nước để vận hành công trình thì cần hoàn thành những công việc sau đây:

- Xác định phạm vi ngập nước của hồ chứa bao gồm vùng ngập thường xuyên và vùng bán ngập có thể khai thác;

- Chặt dọn rừng, vệ sinh lòng hồ, khai thác triệt để tài nguyên khoáng sản hoặc bảo vệ các mỏ khoáng sản có ích (nếu có), bảo tồn đất nông nghiệp ở mức cao nhất có thể, bảo vệ hoặc di chuyển các công trình văn hóa, di tích lịch sử ở trong vùng ngập của lòng hồ;

- Di dân lòng hồ;

- Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn gen và các loại tài nguyên sinh học khác;

- Tạo điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu giao thông thủy (nếu có);

- Dự kiến các biện pháp khắc phục khối than bùn và các khối vật chất khác (nếu có) bị đẩy nổi khi hồ tích nước;

- Chủ động xử lý nguồn gây ô nhiễm nằm trong phạm vi ngập nước của lòng hồ.

- Kiểm tra toàn bộ chất lượng đất đắp của đập tại các độ sâu khác nhau.

Công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)

Việc tích nước vận hành và tích nước thời kỳ thi công đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 18.2 Mục 18 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Tích nước vận hành công trình
...
18.2 Tích nước thời kỳ thi công
1) Trong thời kỳ thi công, về mùa kiệt nước thoát qua các công trình dẫn dòng, về mùa lũ một phần thoát qua công trình dẫn dòng, phần còn lại tích trong hồ. Cao trình tích nước cho từng năm phải được tính toán tương ứng để đảm bảo cho công tác thi công công trình chính đảm bảo yêu cầu an toàn tích nước và chống lũ.
2) Trường hợp có yêu cầu phát huy sớm tác dụng của hồ chứa thì có thể tích nước hồ trong quá trình thi công. Việc tích nước trong trường hợp này phải thực hiện theo quy định của hồ sơ thiết kế.
18.3 Tích nước vận hành
Khi công trình đã thi công đủ điều kiện để tích nước vận hành thì tiến hành hoành triệt các công trình dẫn dòng. Biện pháp và thời đoan hoành triệt theo quy định trong hồ sơ thiết kế.

Như vậy việc tích nước vận hành và tích nước thời kỳ thi công đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén được quy định như trên.

Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén nhà thầu xây dựng phải đề ra đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đặc biệt chú trọng đến những công việc nào?

Căn cứ theo tiểu mục 17.2 Mục 17 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

An toàn lao động
17.1 Trong suốt quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về an toàn trong xây dựng.
17.2 Khi thiết kế biện pháp thi công cho từng hạng mục công trình, nhà thầu xây dựng phải đề ra đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt chú trọng đến an toàn cho các công việc thi công trên mái đập và công tác khoan nỏ mìn đào, khai thác đá.
17.3 Trước khi thi công một bộ phận công trình, cán bộ chuyên trách về an toàn lao động phải đến hiện trường để kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn. Nếu phát hiện thấy chưa đủ điều kiện đảm bảo an toàn thì có quyền kiến nghị chỉ huy công trường hoàn thiện các biện pháp cho đến khi đảm bảo an toàn mới được phép thi công.

Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén nhà thầu xây dựng phải đề ra đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đặc biệt chú trọng đến những công việc sau đây:

- Thi công trên mái đập;

- Công tác khoan nỏ mìn đào, khai thác đá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,217 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào