Đối với các tổ chức tín dụng nhà nước thì số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam bao gồm những gì?

Em ơi cho chị hỏi: Đối với các tổ chức tín dụng nhà nước thì số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam bao gồm những gì? Khi nào thì các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện rà soát phụ lục hợp đồng tiền gửi trong trường hợp phát sinh chênh lệch? Đây là câu hỏi chị Bích Hồng đến từ Đà Nẵng.

Đối với các tổ chức tín dụng nhà nước thì số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bàng đồng Việt Nam (sau đây gọi là số dư tiền gửi) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam) và cá nhân tại tổ chức tín dụng nhà nước dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng;
b) Tiền tổ chức tín dụng nhà nước thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu;
c) Tiền gửi khác tại tổ chức tín dụng nhà nước theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (trừ tiền ký quỹ; tiền gửi khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam).

Như vậy đối với các tổ chức tín dụng nhà nước thì số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam bao gồm:

- Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam) và cá nhân tại tổ chức tín dụng nhà nước dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng;

- Tiền tổ chức tín dụng nhà nước thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu;

- Tiền gửi khác tại tổ chức tín dụng nhà nước theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (trừ tiền ký quỹ; tiền gửi khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam).

Tổ chức tín dụng nhà nước

Tổ chức tín dụng nhà nước (Hình từ Internet)

Khi nào thì các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện rà soát phụ lục hợp đồng tiền gửi trong trường hợp phát sinh chênh lệch?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Việc gửi tiền, điều chỉnh (bổ sung hoặc rút) số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
...
3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước được kiểm toán, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện rà soát; ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp phát sinh chênh lệch:
a) Tổ chức tín dụng nhà nước bổ sung số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch lớn hơn trong trường hợp số dư tiền gửi theo báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước đã được kiểm toán lớn hơn số dư tiền gửi đang thực hiện;
b) Tổ chức tín dụng nhà nước được rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi đang thực hiện trong trường hợp số dư tiền gửi theo báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước đã được kiểm toán nhỏ hơn số dư tiền gửi đang thực hiện.
...

Như vậy trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước được kiểm toán, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện rà soát, ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp phát sinh chênh lệch.

Các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước
a) Thực hiện duy trì, điều chỉnh số dư tiền gửi theo các quy định tại Thông tư này;
b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước báo cáo số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ);
c) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội.
...

Như vậy trong việc duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm như quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,798 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào