Đối với bảo vệ môi trường không khí được pháp luật quy định như thế nào? Bảo vệ môi trường không khí ai có trách nhiệm quản lý?

Hiện nay, việc bảo vệ môi trường không khí ai có trách nhiệm quản lý việc này? Pháp luật quy định như thế nào về việc bảo vệ môi trường không khí? Tôi đang thắc mắc và chưa rõ các vấn đề mong anh/chị giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.

Bảo vệ môi trường không khí được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc bảo vệ môi trường không khi như sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.

- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ môi trường không khí có kế hoạch bảo vệ gì hay không?

Căn cứ Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí như sau:

- Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí.

- Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.

- Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm:

+ Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;

+ Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;

+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;

+ Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí hên vùng, liên tỉnh;

+ Tổ chức thực hiện.

- Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm:

+ Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;

+ Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;

+ Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;

+ Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;

+ Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;

+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;

+ Tổ chức thực hiện.

- Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.

Bảo vệ môi trường không khí

Bảo vệ môi trường không khí

Bảo vệ môi trường không khí ai có trách nhiệm quản lý?

Tại Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm thực hiện quản lý môi trường không khí như sau:

- Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí; chỉ đạo thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng và xuyên biên giới.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

+ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và tổ chức thực hiện;

+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;

+ Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;

+ Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, việc thực hiện quản lý môi trường không khí là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp đến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Được chỉ đạo bởi Thủ tướng Chính phủ.

>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành về Bảo vệ môi trường Tải

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

11,923 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào