Đối tượng phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài có phải đối tượng phải chịu chi phí này luôn hay không?

Cho tôi hỏi đối tượng nào phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài? Người nộp tạm ứng chi phí có phải là người chịu chi phí hay không? Chi phí thực hiện ủy thác của Việt Nam ra nước ngoài gồm các khoản nào?

Đối tượng nào phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài?

Căn cứ Điều 152 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định các đối tượng phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài như sau:

"Điều 152. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
1. Nguyên đơn, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
2. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài."

Như vậy có thể hiểu trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, người nào có yêu cầu làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp.

Đối tượng phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài có phải đối tượng phải chịu chi phí này luôn hay không?

Đối tượng phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài có phải đối tượng phải chịu chi phí này luôn hay không?

Người nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có phải là người chịu chi phí hay không?

Tại Điều 153 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung này như sau:

"Điều 153. Nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài nếu yêu cầu giải quyết vụ việc của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
3. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài."

Theo quy định trên thì sẽ có những trường hợp người nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp sẽ phải chịu chi phí ủy thác và cũng sẽ có trường hợp không phải nộp.

Ví dụ trường hợp nguyên đơn có yêu cầu làm phát sinh việc ủy thác tư pháp mà sau cùng yêu cầu này không được Tòa án chấp nhận thì họ phải chịu chi phí ủy thác tư pháp. Và ngược lại nếu yêu cầu của họ được chấp nhận thì bên bị đơn sẽ phải chịu chi phí này.

Hoặc các trường hợp cụ thể khác chị theo dõi quy định nêu trên.

Chi phí thực hiện ủy thác của Việt Nam ra nước ngoài gồm các khoản nào?

Căn cứ khoản 2 và khoản 5 Điều 6 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam như sau:

Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam bao gồm phí, lệ phí và chi phí thực tế phát sinh khi thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia liên quan.

Căn cứ nội dung yêu cầu ủy thác tư pháp cụ thể, chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

- Chi phí dịch thuật, công chứng, chứng thực hồ sơ ủy thác tư pháp;

- Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài;

- Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước ngoài;

- Chi phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,441 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào