Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm những ai? Đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở?
Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm những ai?
Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở được quy định tại Mục 1 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW 2023, cụ thể như sau:
1. Về đối tượng, nội dung kiểm điểm, khung tiêu chí đánh giá, tiêu chí xếp loại (Điều 5, Điều 6, Điều 10, Điều 12)
1.1. Đối tượng kiểm điểm cấp ủy ở cơ sở, gồm: ban thường vụ đảng ủy cơ sở, nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm đảng ủy cơ sở; đảng ủy bộ phận; chi ủy cơ sở; chi ủy trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận.
1.2. Các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn tập thể lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý (tại tiết c, điểm 1.2, Điều 5) thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân hằng năm bảo đảm thực chất, đúng quy định, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị.
1.3. Căn cứ các nội dung được nêu tại Điều 6, Điều 10, Điều 12 và nhiệm vụ được giao tại Điều 18, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cụ thể hóa, xây dựng các nội dung kiểm điểm, bộ tiêu chí đánh giá, tiêu chí xếp loại phù hợp với từng đối tượng tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
Theo đó, đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm: ban thường vụ đảng ủy cơ sở, nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm đảng ủy cơ sở; đảng ủy bộ phận; chi ủy cơ sở; chi ủy trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận.
>> Xem thêm:
Tải về Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể
Tải về Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 2A (đối với đảng viên không giữ chức vụ quản lý)
Tải về Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 2B (đối với đảng viên giữ chức vụ quản lý)
Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm những ai? Đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở được quy định như thế nào?
Việc đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở được quy định tại tiểu mục 3 Mục 3 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW 2023, cụ thể như sau:
3. Về phương pháp, quy trình, trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại (Điều 11, Điều 13)
3.1. Đánh giá, xếp loại tổ chức đảng ở cơ sở
a) Đảng ủy bộ phận; chi ủy trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi ủy trực thuộc đảng ủy bộ phận tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ, chi bộ mình. Đảng ủy cơ sở xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các tổ chức đảng trực thuộc.
b) Ban thường vụ cấp ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở (nơi không có ban thường vụ); chi ủy cơ sở trực thuộc cấp ủy cấp huyện và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng được quy định tại điểm này.
c) Đối với cấp ủy cơ sở trực thuộc trực tiếp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thì do ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng.
...
Theo đó, việc đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở được quy định như sau:
- Đảng ủy bộ phận; chi ủy trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi ủy trực thuộc đảng ủy bộ phận tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ, chi bộ mình. Đảng ủy cơ sở xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các tổ chức đảng trực thuộc.
- Ban thường vụ cấp ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở (nơi không có ban thường vụ); chi ủy cơ sở trực thuộc cấp ủy cấp huyện và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng được quy định tại điểm này.
- Đối với cấp ủy cơ sở trực thuộc trực tiếp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thì do ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng.
Quyền và nhiệm vụ của đảng viên là gì?
Quyền và nhiệm vụ của đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG VIÊN
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
QUYỀN CỦA ĐẢNG VIÊN
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
+ Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.