Đối tượng nào nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ? Và mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo quy định là bao nhiêu?
Nguồn kinh phí để thực hiện khoán bảo vệ rừng trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT có quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí để thực hiện khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP được bố trí hàng năm trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, phần kinh phí sự nghiệp, cụ thể:
1. Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí đối với diện tích rừng thuộc Bộ, ngành quản lý.
2. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí. Đối với các địa phương có tỷ lệ Điều Tiết nguồn thu về Trung ương dưới 50% thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% kinh phí, ngân sách địa phương đảm bảo 50% nhu cầu kinh phí. Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.
3. Kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu hàng năm được tính bằng 7% trên tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung của chủ rừng thuộc sở hữu nhà nước và không trùng với các chương trình, dự án khác, được bố trí trong tổng kinh phí cấp cho các đơn vị, địa phương theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha; kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung 900.000 đồng/ha.
Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
a) Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích rừng thuộc Bộ, ngành quản lý.
b) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung thuộc địa phương quản lý.
Theo đó, nguồn kinh phí để thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP được bố trí hàng năm trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, phần kinh phí sự nghiệp.
Khoán bảo vệ rừng (Hình từ Internet)
Đối tượng nào nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ? Và mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT quy định như sau:
* Về đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:
- Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là hộ gia đình) được nhận khoán bảo vệ rừng.
- Cộng đồng dân cư thôn tại các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là cộng đồng dân cư thôn) được nhận khoán bảo vệ rừng.
* Mức hỗ trợ và hạn mức khoán bảo vệ rừng
- Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng: 400.000 đồng/ha/năm.
- Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ: Tối đa 30 hec-ta (ha) một hộ gia đình.
Bên cạnh đó thì khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT có nêu phương thức khoán bảo vệ rừng được thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn 4545/BNN-TCLN năm 2013 về việc khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.
Thời gian hợp đồng là hàng năm, hoặc theo kế hoạch trung hạn 3 năm, 5 năm; cụ thể:
- Bên giao khoán bao gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, công ty lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Bên nhận khoán bao gồm: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn.
- Hàng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo Quyết định 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên;
Quyết định 59/2007/QĐ-BNN ngày 19/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Điều Quyết định 06/2005/QĐ-BNN và các quy định, hướng dẫn hiện hành.
Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để bên giao khoán thanh toán, quyết toán kinh phí.
Trách nhiệm và quyền hạn, quyền lợi của người nhận khoán và người giao khoán là gì?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định như sau:
* Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán:
- Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
- Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
* Trách nhiệm và quyền hạn của người giao khoán:
- Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đối tượng rừng thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
- Lập dự toán, tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ cho đối tượng nhận khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.