Đối tượng nào được miễn kiểm tra nghiệp vụ về giám định sở hữu trí tuệ? Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động tối đa ở bao nhiêu tổ chức giám định?

Xin hỏi là đối tượng nào được miễn kiểm tra nghiệp vụ về giám định sở hữu trí tuệ? Cá nhân được cấp Thẻ giám định viên được hoạt động tối đa ở bao nhiêu tổ chức? - Câu hỏi của anh Nhựt Thành (Bình Dương).

Giám định viên sở hữu trí tuệ là ai?

Giám định viên sở hữu trí tuệ

Giám định viên sở hữu trí tuệ (Hình từ Internet)

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP) quy định giám định viên sở hữu trí tuệ như sau:

Giám định viên sở hữu trí tuệ
1. Giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.
2. Người đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

Như vậy, giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

Đối tượng nào được miễn kiểm tra nghiệp vụ về giám định sở hữu trí tuệ?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BVHTTDL) hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan quy định kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu trí tuệ như sau:

Kiểm tra nghiệp vụ giám định
1. Cá nhân yêu cầu cấp Thẻ giám định viên mà chưa có bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Thông tư này nộp 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra nghiệp vụ giám định qua đường bưu điện hoặc tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký kiểm tra nghiệp vụ giám định (theo mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Sơ yếu lý lịch của người đăng ký kiểm tra có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học;
d) Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác về quá trình thực tế hoạt động chuyên môn liên quan đến chuyên ngành giám định từ 05 (năm) năm liên tục trở lên hoặc từ 15 (mười lăm) năm liên tục trở lên (đối với đối tượng yêu cầu miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định quy định tại khoản 5 Điều này);
đ) Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe;
e) 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm;
g) Văn bản yêu cầu được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định (đối với đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định quy định tại khoản 5 Điều này).
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm thông báo về việc chấp nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối chấp nhận hồ sơ, Cục Bản quyền tác giả thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
3. Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định thành lập Hội đồng Kiểm tra nghiệp vụ giám định (sau đây gọi là Hội đồng Kiểm tra) trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả.
b) Hội đồng Kiểm tra có chủ tịch và các thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng Kiểm tra phải là số lẻ và có từ 05 (năm) thành viên trở lên. Chủ tịch Hội đồng Kiểm tra là Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả hoặc một Phó Cục trưởng được Cục trưởng ủy quyền; thành viên của Hội đồng Kiểm tra bao gồm những người có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ giám định
Nội dung kiểm tra nghiệp vụ giám định bao gồm kiến thức pháp luật, giám định quyền tác giả, quyền liên quan và kiến thức chuyên ngành giám định quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
5. Đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định
Người đã có ít nhất 15 (mười lăm) năm liên tục làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan tại các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định.
6. Thông báo kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định
Kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định được thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục Bản quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả xác nhận kết quả cho người đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định.

Như vậy, theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL quy định đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định là người đã có ít nhất 15 (mười lăm) năm liên tục làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan tại các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định.

Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động tối đa ở bao nhiêu tổ chức giám định?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP) quy định giám định viên sở hữu trí tuệ như sau:

Giám định viên sở hữu trí tuệ
3. Giám định viên sở hữu trí tuệ có các quyền sau đây:
a) Có thể hoạt động trong 01 tổ chức giám định sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa của tổ chức đó hoặc hoạt động độc lập;
b) Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định;
c) Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;
d) Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động độc lập có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo điểm a khoản 3 Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP (được hướng dẫn bởi khoản 4 Mục I Thông tư 01/2008/TT-BKHCN) quy định hình thức hoạt động giám định sở hữu công nghiệp như sau:

Cá nhân được cấp Thẻ giám định viên chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP bao gồm:

+ Hoạt động trong 01 tổ chức giám định sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa của tổ chức đó;

+ Hoạt động độc lập;

Trường hợp cá nhân chọn hình thức hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp thì giám định viên phải được ghi nhận vào Danh sách giám định viên thuộc tổ chức theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định và hình thức hoạt động đó được ghi nhận vào Danh sách giám định viên sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 6 Mục III Thông tư 01/2008/TT-BKHCN.

Như vậy, Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động tối đa ở 01 tổ chức giám định sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa của tổ chức đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,626 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào