Đối tượng nào đủ điều kiện học trung cấp? Pháp luật quy định về nội dung quy chế tuyển sinh trình độ trung cấp như thế nào?

Tôi muốn học trung cấp, cho tôi hỏi đối tượng nào đủ điều kiện học trung cấp? Pháp luật quy định về nội dung quy chế tuyển sinh trình độ trung cấp như thế nào? Bên cạnh đó tôi cũng muốn hỏi Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự tuyển vào trình độ trung cấp được quy định ra sao? Thành phần của của Hội đồng tuyển sinh trung cấp được quy định như thế nào? Xin hãy tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đối tượng nào đủ điều kiện học trung cấp?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng tuyển sinh đối với trình độ trung cấp như sau:

Học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Như vậy, theo quy định trên chỉ cần là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên thì đủ điều kiện học trung cấp.

Điều kiện học trung cấp

Pháp luật quy định về nội dung quy chế tuyển sinh trình độ trung cấp như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung quy chế tuyển sinh trình độ trung cấp như sau:

Điều 4. Nội dung quy chế tuyển sinh
Các trường tự chủ xây dựng quy chế tuyển sinh. Nội dung quy chế tuyển sinh của trường đảm bảo có các nội dung chính sau: Ngành, nghề đào tạo; thời gian tuyển sinh; đối tượng tuyển sinh; hình thức tuyển sinh; chính sách ưu tiên tuyển sinh (theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này); ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có); lệ phí tuyển sinh; điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh; kế hoạch tuyển sinh, thông báo tuyển sinh; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết các khiếu nại, tố cáo; chế độ thông tin, báo cáo; khen thưởng, kỷ luật; các nội dung khác có liên quan (nếu cần).

Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự tuyển vào trình độ trung cấp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký dự tuyển vào trình độ trung cấp như sau:

- Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm:

+ Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này;

+ Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ cần thiết khác tùy theo yêu cầu và tiêu chí xét tuyển hoặc thi tuyển của từng trường.

- Các hình thức đăng ký dự tuyển

+ Đăng ký trực tiếp trên Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp và nộp Phiếu đăng ký dự tuyển tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương hoặc trực tiếp tại trường đăng ký dự tuyển;

+ Đăng ký trực tuyến (online) trên trang thông tin điện tử về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có địa chỉ tại: http://tuyensinh.gdnn.gov.vn hoặc trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương hoặc trên các trang thông tin điện tử của các trường;

+ Đăng ký trực tuyến (online) qua Ứng dụng “Chọn nghề” được cài đặt trên các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng).

- Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

+ Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp: Nộp trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc đăng ký trực tuyến theo quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này;

+ Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ cần thiết khác tùy theo yêu cầu và tiêu chí xét tuyển hoặc thi tuyển của từng trường: Nộp trực tiếp cho trường đăng ký dự tuyển hoặc gửi qua đường bưu điện theo yêu cầu của trường dự tuyển.

- Các trường công bố phương thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển và lệ phí tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.

Thành phần của của Hội đồng tuyển sinh trung cấp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thành phần của Hội đồng tuyển sinh của trường như sau:

Điều 6. Tổ chức, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh
2. Thành phần của Hội đồng tuyển sinh của trường gồm:
a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng;
b) Phó chủ tịch: Phó hiệu trưởng hoặc Trưởng phòng đào tạo;
c) Ủy viên thường trực: Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng đào tạo (hoặc phòng khảo thí, đơn vị phụ trách tuyển sinh theo quyết định của Hiệu trưởng);
d) Các ủy viên: Một số trưởng phòng, trưởng khoa, trưởng bộ môn, giáo viên, giảng viên và cán bộ công nghệ thông tin do Hiệu trưởng quyết định.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

10,757 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào