Đối tượng giám sát an toàn vi mô gồm những tổ chức nào? Hồ sơ giám sát an toàn vi mô gồm những gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến hoạt động giám sát an toàn vi mô. Cho tôi hỏi đối tượng giám sát an toàn vi mô gồm những tổ chức nào? Hồ sơ giám sát an toàn vi mô gồm những gì? Câu hỏi của chị N.T.H ở Đồng Nai.

Đối tượng giám sát an toàn vi mô gồm những tổ chức nào?

Đối tượng giám sát an toàn vi mô được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-NHNN như sau:

Đối tượng giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Đối tượng giám sát an toàn vi mô bao gồm:
(i) Tổ chức tín dụng, trừ ngân hàng chính sách thực hiện theo các quy định của pháp luật;
(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iii) Chi nhánh của tổ chức tín dụng. Đối với phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân thì giám sát thông qua quỹ tín dụng nhân dân. Đối với phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng khác thì giám sát chung thông qua chi nhánh quản lý phòng giao dịch đó;
(iv) Đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
b) Đối tượng giám sát an toàn vĩ mô là hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó bao gồm nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống và nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân theo loại hình hoạt động, loại hình sở hữu.

Theo quy định trên, đối tượng giám sát an toàn vi mô gồm:

+ Tổ chức tín dụng, trừ ngân hàng chính sách thực hiện theo các quy định của pháp luật;

+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Chi nhánh của tổ chức tín dụng. Đối với phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân thì giám sát thông qua quỹ tín dụng nhân dân. Đối với phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng khác thì giám sát chung thông qua chi nhánh quản lý phòng giao dịch đó;

+ Đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Giám sát an toàn vi mô

Giám sát an toàn vi mô (Hình từ Internet)

Việc giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng gồm những nội dung nào?

Nội dung giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 10 Thông tư 08/2022/TT-NHNN như sau:

Nội dung giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng
1. Giám sát tuân thủ gồm:
a) Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:
(i) Chế độ báo cáo thống kê của chi nhánh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê;
(ii) Các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng áp dụng đối với chi nhánh.
b) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát tuân thủ việc thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô (nếu có).
2. Giám sát rủi ro tập trung vào các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Các khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và chênh lệch thu chi;
b) Tình hình cấp tín dụng và chất lượng tín dụng của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu khác có giá trị lớn của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch này;
c) Lập, cập nhật danh sách thông tin nhân sự, trong đó tối thiểu bao gồm giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng;
d) Các thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đối tượng giám sát.
3. Đối với các phòng giao dịch có quy mô lớn trên địa bàn do Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh quyết định hoặc các phòng giao dịch có phát sinh thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của phòng giao dịch đó, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này thông qua chi nhánh quản lý các phòng giao dịch đó.

Theo đó, việc giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng gồm những nội dung được quy định tại Điều 10 nêu trên.

Hồ sơ giám sát an toàn vi mô gồm những gì?

Những tài liệu trong hồ sơ giám sát an toàn vi mô được quy định tại Điều 13 Thông tư 08/2022/TT-NHNN như sau:

Hồ sơ giám sát an toàn vi mô
1. Hồ sơ giám sát an toàn vi mô bao gồm các báo cáo giám sát an toàn vi mô (định kỳ và đột xuất), tài liệu tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng và hồ sơ về các biện pháp xử lý trong giám sát an toàn vi mô.
2. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng bị áp dụng can thiệp sớm, hồ sơ giám sát an toàn vi mô cần bổ sung thêm Quyết định áp dụng can thiệp sớm, phương án khắc phục.
3. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng bị áp dụng giám sát tăng cường, hồ sơ giám sát an toàn vi mô cần bổ sung thêm Quyết định áp dụng giám sát tăng cường và các thông tin, tài liệu, dữ liệu, biện pháp xử lý về giám sát tăng cường.

Như vậy, hồ sơ giám sát an toàn vi mô bao gồm những tài liệu sau:

+ Các báo cáo giám sát an toàn vi mô (định kỳ và đột xuất).

+ Tài liệu tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng.

+ Hồ sơ về các biện pháp xử lý trong giám sát an toàn vi mô.

Lưu ý: Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng bị áp dụng can thiệp sớm, hồ sơ giám sát an toàn vi mô cần bổ sung thêm Quyết định áp dụng can thiệp sớm, phương án khắc phục.

Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng bị áp dụng giám sát tăng cường, hồ sơ giám sát an toàn vi mô cần bổ sung thêm Quyết định áp dụng giám sát tăng cường và các thông tin, tài liệu, dữ liệu, biện pháp xử lý về giám sát tăng cường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,565 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào