Đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân sẽ nhận được mức tiền thưởng gấp bao nhiêu lần mức lương cơ sở?

Xin cho hỏi: Đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cần đáp ứng những điều kiện gì? Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân có được xem là danh hiệu vinh dự nhà nước hay không? Đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân sẽ nhận được mức tiền thưởng gấp bao nhiêu lần mức lương cơ sở?- Câu hỏi của Nguyên Vũ (TP. HCM)

Đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo Điều 8 Nghị định 89/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”
Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” được xét tặng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình, ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;
3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên;
4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và sau đó đạt một trong các tiêu chí sau:
a) Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Có ít nhất 03 giải Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, thiếu giải thưởng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cụ thể sau:
- Nghệ sĩ là người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi, có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật;
- Nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương và đất nước;
- Nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế.

Theo Điều 2 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở;
b) Cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do;
c) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
2. Cá nhân quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Diễn viên: Hát, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh, truyền hình thuộc các lĩnh vực Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Hát; Múa; Ngâm thơ; Điện ảnh; Truyền hình;
b) Đạo diễn tác phẩm thuộc lĩnh vực: Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Kịch múa; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Chương trình nghệ thuật tổng hợp ca múa nhạc; Điện ảnh và truyền hình (các thể loại phim truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình), sân khấu truyền thanh, truyền hình;
c) Người làm âm thanh trong tác phẩm điện ảnh, truyền hình và sân khấu; người làm ánh sáng sân khấu và chương trình nghệ thuật tổng hợp;
d) Biên đạo múa; chỉ huy dàn nhạc; chỉ huy hợp xướng; chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch; chỉ đạo nghệ thuật;
đ) Quay phim điện ảnh và truyền hình các thể loại: Phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình;
e) Họa sỹ: Tạo hình con rối; động tác phim hoạt hình; thiết kế trang trí sân khấu; hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình;
g) Phát thanh viên phát thanh, truyền hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
....

Theo đó, đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cần đáp ứng những điều kiện quy định nêu trên.

Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân có được xem là danh hiệu vinh dự nhà nước hay không?

danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân

Đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân sẽ nhận được mức tiền thưởng gấp bao nhiêu lần mức lương cơ sở? (Hình từ Internet)

Theo Điều 58 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005 quy định như sau:

1. Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:
a) “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;
b) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” ;
c) “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;
d) “Anh hùng Lao động” ;
đ) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;
e) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;
g) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;
h) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.”
...

Căn cứ quy định trên thì danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân thuộc một trong những danh hiệu vinh dự nhà nước.

Đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân sẽ nhận được mức tiền thưởng gấp bao nhiêu lần mức lương cơ sở?

Theo khoản 3 Điều 71 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Mức tiền thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước
...
3. Cá nhân được phong tặng danh hiệu: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tặng thưởng Huy hiệu, Bằng khen và mức tiền thưởng đối với danh hiệu “nhân dân” là: 12,5 lần mức lương cơ sở; danh hiệu “ưu tú” là 9,0 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ trên quy định cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân được tặng thưởng Huy hiệu, Bằng khen và mức tiền thưởng đối với danh hiệu “nhân dân” là: 12,5 lần mức lương cơ sở.

Tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Trước đây, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:

Mức lương cơ sở

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Căn cứ trên quy định mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,900 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào