Đối tượng được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam?
- Đối tượng được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam?
- Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm về năng lực thực tiễn của công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo gồm những nội dung nào?
- Trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo gồm các bước nào?
Đối tượng được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam?
Đối tượng được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 4 Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 200/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Đối tượng được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm
Người được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm:
1. Đối với cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam và các Chi cục Hàng hải:
Toàn thể công chức và lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan (lao động hợp đồng ngắn hạn không được bỏ phiếu).
2. Đối với các đơn vị trực thuộc Cục:
Toàn thể công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của đơn vị (lao động hợp đồng ngắn hạn không được bỏ phiếu).
Như vậy, đối tượng được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam và các Chi cục Hàng hải:
Toàn thể công chức và lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan (lao động hợp đồng ngắn hạn không được bỏ phiếu).
(2) Đối với các đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam:
Toàn thể công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của đơn vị (lao động hợp đồng ngắn hạn không được bỏ phiếu).
Đối tượng được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam? (Hình từ Internet)
Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm về năng lực thực tiễn của công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo gồm những nội dung nào?
Nội dung lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 5 Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 200/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm
Nội dung lấy phiếu tín nhiệm: căn cứ vào các tiêu chí sau:
...
2. Năng lực thực tiễn
a) Kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công.
b) Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách.
c) Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách.
d) Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.
đ) Kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc.
e) Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.
2. Mức độ đánh giá được quy định theo mức độ sau đây:
a) Tín nhiệm cao;
b) Tín nhiệm;
c) Tín nhiệm thấp.
Như vậy, theo quy định, tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm về năng lực thực tiễn của công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo gồm các nội dung sau đây:
(1) Kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công.
(2) Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách.
(3) Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách.
(4) Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.
(5) Kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc.
(6) Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.
Trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo gồm các bước nào?
Trình tự lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 8 Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 200/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Trình tự lấy phiếu tín nhiệm
1. Công tác chuẩn bị.
a) Ban lấy phiếu tổng hợp danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm, người được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm và chuẩn bị phiếu tín nhiệm.
b) Phiếu tín nhiệm được quy định theo Phụ lục kèm theo Quy trình này.
2. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.
a) Hình thức lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
b) Kết quả kiểm phiếu được thông báo tại cơ quan, đơn vị;
c) Phiếu tín nhiệm sau khi kiểm được niêm phong và lưu tại cơ quan, đơn vị.
Như vậy, theo quy định, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo gồm các bước sau đây:
(1) Công tác chuẩn bị.
- Ban lấy phiếu tổng hợp danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm, người được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm và chuẩn bị phiếu tín nhiệm.
- Phiếu tín nhiệm được quy định theo Phụ lục kèm theo Quy trình này.
(2) Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.
- Hình thức lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
- Kết quả kiểm phiếu được thông báo tại cơ quan, đơn vị;
- Phiếu tín nhiệm sau khi kiểm được niêm phong và lưu tại cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.