Đối tượng công tác xã hội khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội cần phải có trách nhiệm như thế nào?

Đối tượng công tác xã hội là ai? Đối tượng công tác xã hội khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội cần phải có trách nhiệm như thế nào? Quyền của đối tượng công tác xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

Đối tượng công tác xã hội là ai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.
2. Đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).
...

Theo đó, đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).

Đối tượng công tác xã hội khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội cần phải có trách nhiệm như thế nào?

Đối tượng công tác xã hội khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội cần phải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng công tác xã hội khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội cần phải có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Nghĩa vụ chi trả chi phí sử dụng dịch vụ công tác xã hội
1. Đối tượng công tác xã hội sử dụng dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm chi trả tiền sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo văn bản hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội được ký kết với người hành nghề công tác xã hội hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác theo quy định của pháp luật được nhà nước hỗ trợ hoặc miễn tiền sử dụng dịch vụ công tác xã hội.
2. Văn bản hợp đồng thỏa thuận (sau đây gọi tắt là hợp đồng thỏa thuận) theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, đối tượng công tác xã hội khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm chi trả tiền sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo văn bản hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội được ký kết với người hành nghề công tác xã hội hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Lưu ý:

Trong trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác theo quy định của pháp luật được nhà nước hỗ trợ hoặc miễn tiền sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

Quyền của đối tượng công tác xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 Chương II Nghị định 110/2024/NĐ-CP có quy định về các quyền của đối tượng công tác xã hội như sau:

- Quyền được tham vấn, tư vấn sử dụng dịch vụ công tác xã hội

+ Được thông tin, tham vấn, tư vấn, hướng dẫn về nhu cầu, phương pháp công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội phù hợp.

+ Được sử dụng dịch vụ công tác xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng và điều kiện thực tế của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

(Điều 11 Nghị định 110/2024/NĐ-CP)

- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư

+ Được giữ bí mật thông tin về hồ sơ quản lý trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp đối tượng đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tiếp cận hồ sơ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

(Điều 12 Nghị định 110/2024/NĐ-CP)

- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội

+ Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng hoặc bị ép buộc sử dụng dịch vụ.

+ Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội và các đặc điểm cá nhân khác.

(Điều 13 Nghị định 110/2024/NĐ-CP)

- Quyền được lựa chọn sử dụng dịch vụ công tác xã hội

+ Được lựa chọn sử dụng dịch vụ công tác xã hội phù hợp với nhu cầu.

+ Có người đại diện hoặc người giám hộ trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo quy định của pháp luật dân sự.

(Điều 14 Nghị định 110/2024/NĐ-CP)

- Quyền được cung cấp thông tin

+ Được cung cấp hồ sơ quản lý trường hợp của mình theo yêu cầu bằng văn bản.

+ Được hướng dẫn chi tiết về các dịch vụ công tác xã hội khi có yêu cầu.

(Điều 15 Nghị định 110/2024/NĐ-CP)

- Quyền được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội và rời khỏi cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

+ Được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội nếu không thấy phù hợp.

+ Được rời khỏi cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo quy định của pháp luật.

(Điều 16 Nghị định 110/2024/NĐ-CP)

- Quyền sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự

+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật quyết định việc sử dụng dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng.

+ Trong trường hợp khẩn cấp, để kịp thời bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội có thể quyết định ngay việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng.

(Điều 17 Nghị định 110/2024/NĐ-CP)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

34 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào