Đối tượng cảnh vệ nào được kiểm nghiệm thức ăn và nước uống trước khi sử dụng? Khi làm nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận thì chiến sĩ cảnh vệ có được kiểm tra, kiểm soát người không?
- Đối tượng cảnh vệ nào được kiểm nghiệm thức ăn và nước uống trước khi sử dụng?
- Khi làm nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận đối với đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao thì chiến sĩ cảnh vệ có được kiểm tra, kiểm soát người không?
- Chiến sĩ cảnh vệ lái xe bảo vệ tiếp cận đối với đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao thì được hưởng phụ cấp đặc thù như thế nào?
Đối tượng cảnh vệ nào được kiểm nghiệm thức ăn và nước uống trước khi sử dụng?
Căn cứ vào Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với cán bộ lãnh đạo cấp cao như sau:
Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;
c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;
d) Khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường; đi bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ; đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ và được bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình, khảo sát để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ;
đ) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
2. Đối với nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Canh gác thường xuyên tại nơi ở.
3. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;
c) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;
d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
4. Đối với Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;
c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
5. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phức tạp được tăng cường lực lượng và phương tiện bảo vệ đối tượng cảnh vệ.
Đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;
- Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;
- Khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường; đi bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ; đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ và được bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình, khảo sát để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ;
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia 2004 và Luật Công an nhân dân 2018.
Như vậy, đối tượng cảnh vệ được kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
Chiến sĩ cảnh vệ (Hình từ Internet)
Khi làm nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận đối với đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao thì chiến sĩ cảnh vệ có được kiểm tra, kiểm soát người không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 20 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về quyền hạn của chiến sĩ cảnh vệ như sau:
Quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ
...
3. Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có quyền hạn sau đây:
a) Sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
b) Được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Giấy bảo vệ đặc biệt, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và tín hiệu của xe ưu tiên;
c) Được mang theo vũ khí, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng không và lên tàu bay;
d) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
đ) Tạm giữ người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng người, đồ vật, phương tiện đó có nguy cơ gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
e) Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ để bảo đảm an toàn cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống.
Như vậy, khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận đối với đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao thì chiến sĩ cảnh vệ có các quyền hạn kể trên.
Trong đó, chiến sĩ cảnh vệ có quyền kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ.
Chiến sĩ cảnh vệ lái xe bảo vệ tiếp cận đối với đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao thì được hưởng phụ cấp đặc thù như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 90/2018/NĐ-CP quy định về phụ cấp đặc thù đối với chiến sĩ cảnh vệ như sau:
Phụ cấp đặc thù
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có), cụ thể như sau:
1. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng;
b) Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy;
c) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Trung úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Trung úy trở xuống; chiến sĩ hưởng phụ cấp cấp bậc hàm.
2. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Lái xe bảo vệ tiếp cận, lái xe nghiệp vụ, dẫn đường, hộ tống; kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ hoặc vật nguy hiểm khác, kiểm nghiệm độc chất; tác chiến; trinh sát; thông tin phục vụ công tác bảo vệ; đặc nhiệm; cơ động;
b) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Thiếu tá hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thiếu tá trở lên; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ không thuộc đối tượng quy định tài khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, đối với chiến sĩ cảnh vệ lái xe bảo vệ tiếp cận đối với đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao thì được hưởng phụ cấp đặc thù là 25%.
Phụ cấp đặc thù từ 15% đến 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có).
Ngoài ra, chiến sĩ cảnh vệ còn được hưởng các chế độ chính sách khác quy định tại Nghị định 90/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.