Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại? Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại là gì?
- Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại? Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại là gì?
- Cơ sở xác định số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm thiệt hại?
- Trường hợp không thoả thuận được hình thức bồi thường bảo hiểm thiệt hại thì việc bồi thường được thực hiện thế nào?
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại? Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại là gì?
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe được quy định tại Điều 43 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
1. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại là bất kỳ lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại là bất kỳ lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.
Bên cạnh đó, quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại được quy định tại Điều 44 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể như sau:
Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
1. Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm khi có quyền sở hữu; quyền khác đối với tài sản; quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu.
2. Đối với hợp đồng bảo hiểm thiệt hại, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm khi có quyền lợi về tài chính; nghĩa vụ, trách nhiệm về tài chính; thiệt hại kinh tế đối với đối tượng bảo hiểm.
3. Tại thời điểm xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Theo đó, quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như sau:
- Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm khi có quyền lợi về tài chính; nghĩa vụ, trách nhiệm về tài chính; thiệt hại kinh tế đối với đối tượng bảo hiểm.
- Tại thời điểm xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại? Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại là gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở xác định số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm thiệt hại?
Căn cứ vào Điều 51 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định như sau:
Căn cứ bồi thường
1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.
2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm thiệt hại được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Lưu ý: Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp không thoả thuận được hình thức bồi thường bảo hiểm thiệt hại thì việc bồi thường được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Hình thức bồi thường
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
3. Trường hợp bồi thường quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm thiệt hại không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.