Doanh nghiệp viễn thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao khi trao đổi thông tin khách hàng với doanh nghiệp khác mà không có văn bản thỏa thuận?
- Trong hoạt động viễn thông quốc gia thì các hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật hiện nay?
- Doanh nghiệp viễn thông để có thể trong đổi thông tin khách hàng với doanh nghiệp khác cần đáp ứng điều kiện gì?
- Doanh nghiệp viễn thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao khi trao đổi thông tin khách hàng với doanh nghiệp khác mà không có văn bản thỏa thuận?
Trong hoạt động viễn thông quốc gia thì các hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 12 Luật Viễn thông 2009 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông quốc gia gồm:
(1) Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
(2) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.
(3) Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
(4) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
(5) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
(6) Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao khi trao đổi thông tin khách hàng với doanh nghiệp khác mà không có văn bản thỏa thuận? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông để có thể trong đổi thông tin khách hàng với doanh nghiệp khác cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 6 Luật Viễn thông 2009 quy định về việc bảo đảm bí mật thông tin như sau:
Bảo đảm bí mật thông tin
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân khi gửi, truyền hoặc lưu giữ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trên mạng viễn thông có trách nhiệm mã hóa thông tin theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
3. Thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của mọi tổ chức, cá nhân được bảo đảm bí mật. Việc kiểm soát thông tin trên mạng viễn thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp thông tin;
b) Các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông để phục vụ cho việc tính giá cước, lập hóa đơn và ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông có quyền trao đổi thông tin khách hàng với nhau để phục vụ cho việc tính giá cước, lập hóa đơn và ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin khách hàng cần phải lập thành văn bản với nhau. Trường hợp các doanh nghiệp chưa thực hiện thỏa thuận bằng văn bản mà thực hiện trao đổi thông tin thì được xem là vi vi pham pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm.
Doanh nghiệp viễn thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao khi trao đổi thông tin khách hàng với doanh nghiệp khác mà không có văn bản thỏa thuận?
Căn cứ Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp trao đổi thông tin khách hàng trái phép như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình hoặc giả mạo tên, địa chỉ điện tử của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhắn.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, g, h và q khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
Nếu các doanh nghiệp viễn thông thực hiện trao đổi thông tin khách hàng nhưng không lập văn bản thỏa thuận thì được xem là trao đổi thông tin trái pháp luật.
Theo quy định trên thì đối với hành vi trao đổi thông tin trái pháp luật thì doanh nghiệp viễn thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp viễn thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng, tùy theo tính chất vụ việc và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc trao đổi thông tin (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.