Doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì cần đáp ứng điều kiện gì về tài chính?
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì cần đáp ứng điều kiện gì về tài chính?
- Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có tư cách pháp nhân không?
- Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi hoạt động phải đảm bảo những yêu cầu gì về ứng dụng công nghệ thông tin?
Doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì cần đáp ứng điều kiện gì về tài chính?
Điều kiện về tài chính để thành lập chi nhánh đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 64, 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều kiện về tài chính sau đây:
a) Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;
...
d) Có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều kiện về tài chính sau đây:
a) Điều kiện quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này;
b) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện về tài chính sau đây:
(1) Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;
(2) Có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
(3) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nơi doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính;
Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì cần đáp ứng điều kiện gì về tài chính? (Hình từ Internet)
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có tư cách pháp nhân không?
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
20. Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
21. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm.
22. Bảo hiểm vi mô là bảo hiểm hướng tới các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe và tài sản.
...
Như vậy, theo quy định, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, không có tư cách pháp nhân.
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi hoạt động phải đảm bảo những yêu cầu gì về ứng dụng công nghệ thông tin?
Yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin được quy định tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chủ động thiết lập, duy trì và vận hành hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với quy mô hoạt động và đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây:
1. Có hệ thống máy chủ, hệ thống phần mềm và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, thống kê, xử lý, lưu trữ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu an ninh mạng, an toàn thông tin mạng;
2. Có hệ thống công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho việc điều hành, kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý;
3. Có giải pháp về công nghệ thông tin để dự phòng thảm họa và bảo đảm không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Như vậy, theo quy định, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi hoạt động phải chủ động thiết lập, duy trì và vận hành hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với quy mô hoạt động và đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây:
(1) Có hệ thống máy chủ, hệ thống phần mềm và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, thống kê, xử lý, lưu trữ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu an ninh mạng, an toàn thông tin mạng;
(2) Có hệ thống công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho việc điều hành, kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý;
(3) Có giải pháp về công nghệ thông tin để dự phòng thảm họa và bảo đảm không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.