Doanh nghiệp SCIC cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ tiếp nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước?
Doanh nghiệp SCIC là gì?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 83/2018/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 119/2021/TT-BTC) quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Bộ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi là SCIC) và việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp SCIC đã tiếp nhận về các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp SCIC là tên gọi tắt của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Doanh nghiệp SCIC cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ tiếp nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp SCIC chỉ tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các đối tượng nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 83/2018/TT-BTC thì đối tượng tiếp nhận nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp SCIC như sau:
(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập trực thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trực thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(3) Công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu;
(4) Công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc mới thành lập trực thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(5) Đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các trường hợp khác, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC được thực hiện theo quyết định hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu ý: đối tượng được doanh nghiệp SCIC tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước không bao gồm các đối tượng sau:
- Công ty nông, lâm nghiệp sau khi thực hiện phương án sắp xếp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật, có tỷ trọng doanh thu từ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên tổng doanh thu của doanh nghiệp 03 năm liên tiếp liền kề trước thời điểm xem xét chuyển giao đạt từ 50% trở lên;
- Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xổ số kiến thiết và một số doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp SCIC cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ tiếp nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 83/2018/TT-BTC (sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 8 Điều 1 Thông tư 119/2021/TT-BTC) quy định về hồ sơ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp SCIC cần chuẩn bị như sau:
(1) Báo cáo giá trị vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 01 Tải về kèm theo Thông tư 83/2018/TT-BTC.
(2) Báo cáo các khoản tiền nhà nước còn phải thu hồi từ doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 02 Tải về kèm theo Thông tư 83/2018/TT-BTC.
(3) Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 03 Tải về kèm theo Thông tư 83/2018/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng lập Báo cáo tài chính hợp nhất, số liệu nêu tại Phụ lục số 03 là số liệu theo Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất.
(4) Thông tin về Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 04 Tải về kèm theo Thông tư 83/2018/TT-BTC.
(5) Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ Sở hữu nhà nước theo mẫu tại Phụ lục số 05 Tải về kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BTC.
Trong Biên bản chuyển giao phải xác định rõ nguyên nhân phát sinh chênh lệch giảm giá trị phần vốn nhà nước (nếu có); trách nhiệm tập thể, cá nhân của các bên liên quan đến việc giảm giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm lập hồ sơ làm cơ sở chuyển giao; các tài liệu còn thiếu trong Hồ sơ chuyển giao (nếu có); những vấn đề tồn tại cần tiếp tục phối hợp giải quyết sau chuyển giao.
(6) Tài liệu pháp lý của doanh nghiệp (bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để các bên đối chiếu, xác nhận) bao gồm:
- Quyết định thành lập công ty hoặc quyết định chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Quyết định và biên bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Văn bản xác nhận của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên doanh nghiệp về số vốn, số cổ phần đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phiếu hoặc giấy chứng nhận cổ đông hoặc sổ cổ đông của nhà nước (đối với công ty cổ phần); giấy chứng nhận góp vốn hoặc sổ thành viên của nhà nước (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và các lần thay đổi (nếu có);
- Danh sách Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
- Điều lệ hiện hành về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất (đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất) năm hoặc quý của doanh nghiệp đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển giao hoặc báo cáo tài chính được lập tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (đối với những doanh nghiệp thực hiện chuyển giao trong năm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu).
Trường hợp doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán thì sử dụng Báo cáo tài chính năm hoặc quý tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển giao;
- Các tài liệu liên quan đến quá trình cổ phần hóa đối với doanh nghiệp được chuyển đổi theo hình thức cổ phần hóa, cụ thể:
+ Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa;
+ Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và các quyết định, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tồn tại về tài chính (công nợ, vốn góp, sản phẩm dở dang và hàng hóa, tài sản không cần dùng...), lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa;
+ Phương án cổ phần hóa và Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền;
+ Quyết định giá khởi điểm bán cổ phần lần đầu và hồ sơ, tài liệu liên quan đến kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu, thông báo thu tiền bán đấu giá cổ phần và bán thỏa thuận cho người lao động;
+ Các hồ sơ tài liệu liên quan đến xử lý các vấn đề tài chính, lao động phát sinh từ thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
+ Quyết định công bố giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần (nếu có);
+ Các hồ sơ liên quan đến việc góp vốn liên doanh, nhận vốn với nhà nước trong trường hợp góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất;
+ Các tài liệu liên quan đến việc tăng giảm vốn điều lệ, tăng giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ thời điểm chuyển sang công ty cổ phần đến thời điểm chuyển giao;
+ Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến các khoản thu từ cổ phần hóa, thu cổ tức phần vốn nhà nước và các khoản thu khác phải nộp, đã nộp Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp phát sinh trước thời điểm chuyển giao.
+ Hồ sơ quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của doanh nghiệp chuyển giao, bao gồm cả phương án sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; quyết định giao đất/cho thuê đất; hợp đồng cho thuê đất; hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ pháp lý khác có liên quan về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.