Doanh nghiệp nhà nước muốn mua xe ô tô phục vụ cho công việc thì thực hiện hình thức đấu thầu nào? Quy trình thực hiện chào hàng cạnh tranh thông thường được thực hiện ra sao?
Doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức dưới những hình thức nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau:
"Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức, quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Quy trình thực hiện chào hàng cạnh tranh thông thường được thực hiện ra sao?
Doanh nghiệp nhà nước muốn mua xe ô tô phục vụ cho công việc thì thực hiện hình thức đấu thầu nào?
Đấu thầu qua mạng chỉ là một cách thức để đấu thầu chứ không phải là một hình thức đấu thầu, việc đấu thầu qua mạng cũng không bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Trước tiên anh xác định hình thức đấu thầu: đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh (thông thường, rút gọn)
Căn cứ Điều 20, Điều 21, Điều 23 Luật đấu thầu 2013 thì có hai hình thức đấu thầu phù hợp với trường hợp mua sắm cho doanh nghiệp đó là chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh
"Điều 20. Đấu thầu rộng rãi
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.
Điều 22. Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Điều 23. Chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt."
Theo đó căn cứ Điều 54 và Điều 57 Nghị định 63 2014/NĐ-CP quy định về chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh như sau:
"Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
...
Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng."
Như vậy, giá trị chiếc xe mà doanh nghiệp Nhà nước của anh cần mua tới 2,7 tỷ đồng nên dựa theo quy định trên doanh nghiệp của anh nên áp dụng phương thức chào hàng cạnh tranh thông thường (giá trị gói thầu không quá 05 tỷ đồng).
Quy trình thực hiện chào hàng cạnh tranh thông thường được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường như sau:
"Điều 58. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:"
Theo đó, anh cần căn cứ vào quy trình nêu trên để tiến hành chào hàng cạnh tranh thông thường cho việc mua xe tô cho doanh nghiệp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.