Doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng tiền bồi thường tài sản do nhà nước giao quản lý khi nhà nước thu hồi đất để đầu tư không?
- Doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng tiền bồi thường tài sản do nhà nước giao quản lý khi nhà nước thu hồi đất để đầu tư không?
- Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là trách nhiệm của ai?
- Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng tiền bồi thường tài sản do nhà nước giao quản lý khi nhà nước thu hồi đất để đầu tư không?
Doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng tiền bồi thường tài sản do nhà nước giao quản lý khi nhà nước thu hồi đất để đầu tư không, thì căn cứ theo Điều 18c Nghị định 47/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:
Xử lý về tài sản do Nhà nước giao quản lý khi thu hồi đất và trường hợp tổ chức thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất
1. Khi Nhà nước thu hồi đất, tổ chức bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng và phải di dời đến cơ sở mới thì tổ chức đó được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng được hỗ trợ bằng tiền nếu phải di dời đến cơ sở mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; mức hỗ trợ tối đa không quá mức bồi thường về đất.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh quyết toán số tiền hỗ trợ quy định tại Điều này.
Và căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 80/2017/TT-BTC có quy định:
Quản lý, sử dụng số tiền bồi thường đối với tài sản do Nhà nước giao quản lý, sử dụng và số tiền hỗ trợ đối với trường hợp tổ chức bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất (hướng dẫn Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ - được bổ sung tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP)
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước bị thu hồi đất và phải di dời đến cơ sở mới
a) Số tiền bồi thường tài sản quy định tại khoản 1 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
b) Số tiền hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được nộp ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương đối với doanh nghiệp bị thu hồi đất thuộc trung ương quản lý; ngân sách địa phương đối với doanh nghiệp bị thu hồi đất thuộc địa phương quản lý).
c) Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm b khoản này được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan để chi thực hiện dự án đầu tư được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó, nếu mình là doanh nghiệp nhà nước bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng và phải di dời đến cơ sở mới thì mình được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Số tiền bồi thường tài sản này được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là trách nhiệm của ai?
Theo điểm a khoản 2 Điêu 100 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và có quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;
- Quyết định các công việc hằng ngày của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chấp thuận;
- Bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người quản lý công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
- Ký kết hợp đồng, giao dịch nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
- Lập và trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh; báo cáo tài chính;
- Kiến nghị phân bổ và sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
- Tuyển dụng lao động;
- Kiến nghị phương án tổ chức lại công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước là gì?
Muốn trở thành Giám đốc, Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
(1) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
(2) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
(3) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
(4) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
(5) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
(6) Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.